Đak Đoa chú trọng xây dựng giao thông nội đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để giúp người dân đi lại và vận chuyển vật tư nông nghiệp, nông sản thuận lợi, hướng đến mục tiêu xây dựng những cánh đồng lớn, huyện Đak Đoa đang tập trung đầu tư phát triển hệ thống giao thông nội đồng trên địa bàn.

Hiện nay, diện tích sản xuất lúa nước hàng năm trên địa bàn huyện Đak Đoa khoảng 6.500-7.000 ha. Cũng như các địa phương được hưởng lợi từ nguồn vốn thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/ NĐ-CP của Chính phủ, huyện Đak Đoa đã ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nội đồng ở những cánh đồng có diện tích sản xuất lúa nước lớn nhằm giúp người dân vận chuyển vật tư nông nghiệp cũng như sản phẩm làm ra một cách thuận lợi.

Đặc biệt, huyện đang tập trung các nguồn lực để xây dựng cánh đồng lớn giúp người dân sản xuất tập trung, nâng cao thu nhập trên một diện tích đất.
 

Đường nội đồng ra khu sản xuất làng Rai (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa). Ảnh: N.D
Đường nội đồng ra khu sản xuất làng Rai (xã Hà Bầu, huyện Đak Đoa). Ảnh: N.D

Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa, từ nguồn vốn thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa (đợt II năm 2016) và vốn hỗ trợ năm 2017 khoảng hơn 5 tỷ đồng, Phòng phối hợp với các cơ quan chuyên môn thi công một số đường giao thông ra khu sản xuất nội đồng ở các xã: Glar, Kdang, Hải Yang, Hà Đông, A Dơk, Hnol, Hà Bầu.

Ông Veo-Trưởng thôn Rai (xã Hà Bầu), cho hay: Tuyến đường bê tông dẫn ra cánh đồng làng Rai vừa hoàn thành giúp ích rất nhiều cho bà con trong làng, nhất là việc vận chuyển vật tư sản xuất do không còn lầy lội và trơn trượt như trước nữa. Thấy làm đường hiệu quả, bà con trong làng tích cực tham gia hỗ trợ ngày công và đá xây dựng để đảm bảo phục vụ lâu dài phát triển kinh tế.

Cùng chung quan điểm này, Chủ tịch UBND xã Hà Bầu Y Pren cho biết: Cánh đồng lúa nước Ia Pơ Tâu có diện tích khoảng 100 ha được người dân 2 làng Rai và Ring sản xuất từ nhiều năm nay. Những năm trước đây, vào mùa mưa đường rất lầy lội, trơn trượt khiến bà con gặp nhiều khó trong sản xuất.

Từ ngày được bê tông hóa, người dân rất phấn khởi vì đi lại thuận lợi. Hiệu quả đầu tư những tuyến đường giao thông ra đến khu sản xuất như thế này rất thiết thực, giúp người dân hưởng lợi nhiều.

Theo ông Phạm Cường-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa: Từ nguồn vốn thực hiện chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, 2 năm trở lại đây, huyện ưu tiên xây dựng hệ thống giao thông nội đồng phục vụ người dân sản xuất.

Trước đây, các cánh đồng đều có đường đi nhưng hầu hết đều hư hỏng xuống cấp, mùa mưa lầy lội, độ dốc cao nên rất khó đưa các phương tiện cơ giới ra đồng cũng như vận chuyển sản phẩm về nhà mỗi khi đến vụ thu hoạch. Để phục vụ bà con sản xuất,  huyện đã dùng toàn bộ kinh phí đầu tư xây dựng đường bê tông nội đồng. Đây là việc làm cần thiết vì  trên địa bàn huyện có hơn 90% hộ dân tộc thiểu số làm lúa nước, cần được hỗ trợ sản xuất. Kết quả của việc đầu tư hiệu quả này là tiền đề quan trọng để hướng đến xây dựng những cánh đồng lớn trong những năm tới.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Mê phong cách “nhà mộc”

Mê phong cách “nhà mộc”

(GLO)- Kết nối hài hòa với thiên nhiên, những ngôi “nhà mộc” chân quê, bình dị như một nét chấm phá bình yên giữa phố phường tấp nập. Ngôi nhà không chỉ là nơi cư ngụ mà còn thể hiện cá tính, sở thích và tâm hồn của chủ nhân.

Bình Định: Gần 20 tỷ đồng đầu tư cải tạo Nhà khách Thanh Bình làm nhà ở công vụ

Bình Định: Gần 20 tỷ đồng đầu tư cải tạo Nhà khách Thanh Bình làm nhà ở công vụ

Tại Kỳ họp lần thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) được tổ chức mới đây, HĐND tỉnh khóa XIII đã thông qua Nghị quyết về việc giao UBND tỉnh quyết định chủ trương đầu tư dự án cải tạo Nhà khách Thanh Bình (tại số 06 Lý Thường Kiệt, phường Trần Phú, TP Quy Nhơn) làm nhà ở công vụ thuộc Văn phòng UBND tỉnh.

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

Cảnh báo “điểm đen” tai nạn giao thông trên các tuyến đường tránh

(GLO)- Do hạ tầng chưa đồng bộ và tổ chức giao thông còn bất cập nên tạo ra một số “điểm đen” trên các tuyến đường tránh tại Gia Lai, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Thực trạng này đòi hỏi cơ quan chức năng sớm triển khai các giải pháp nhằm hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

Tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông

(GLO)- Với quan điểm giao thông đi trước mở đường để phát triển nhanh và bền vững, cùng với triển khai Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, tỉnh từng bước tháo gỡ các “điểm nghẽn” về giao thông, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.