"Dải lụa" 14 ngàn tỷ qua Tây Nguyên bắt đầu "rách vá"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từ khi quốc lộ 14 được đầu tư nâng cấp - mở rộng, đồng bào Tây Nguyên vui mừng khôn xiết; động lực giúp kinh tế khu vực phát triển; nhiều du khách được trải nghiệm qua cung đường này cứ ngỡ như đang đi trên một dải lụa uốn lượn mềm mại xuyên qua những đồi núi cà phê trập trùng cùng những đồi thông và cánh rừng cao su bạt ngàn xanh mướt. Tuy nhiên, chỉ mới hơn 2 năm “dải lụa” ấy có dấu hiệu xuống cấp, “rách vá”.
 

QL 14 có chiều dài 553km với tổng đầu tư gần 14.000 tỷ đồng...
QL 14 có chiều dài 553km với tổng đầu tư gần 14.000 tỷ đồng...

Dự án đường Hồ Chí Minh trùng với quốc lộ 14 đi qua Tây Nguyên và Bình Phước nối từ Tân Cảnh (Kon Tum) đến Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) có tổng chiều dài 553 km, gồm 11 dự án thành phần, trong đó có 6 dự án được đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ và 5 dự án được đầu tư bằng hình thức BOT với tổng mức đầu tư gần 14.000 tỷ đồng được hoàn thành vào cuối năm 2015.

Con lộ mới rộng đẹp uốn lượn như một dải lụa đi qua các triền dốc với hai bên đường là những cánh rừng thông, cao su, hồ tiêu, cà phê. Tuyến đường mới mang lại lợi ích trực tiếp cho đồng bào Tây Nguyên trong việc đi lại, sản xuất, đồng thời mở ra những cơ hội phát triển mạnh cho khu vực khi các nhà đầu tư lớn đến đây ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, sau hơn 2 năm, tuyến đường bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp. Một đồng nghiệp công tác tại Đài PTTH Đak Nông nói đùa, “dải lụa bắt đầu rách vá”.

Anh Nguyễn Văn Hùng, lái xe khách Sài Gòn - Buôn Ma Thuật nói: “Từ 1 tháng trở lại đây, đặc biệt là khi mùa mưa năm nay bắt đầu, nhiều đoạn đường xuất hiện bong tróc, ổ gà. Tôi thấy công nhân đi tráng nhựa lại, nhưng không hiệu quả là bao. Hôm nay vá chỗ này thì mai lại bong chỗ khác”.

"Từ trước tới nay, với giá vé 35 ngàn cho mỗi lần đi qua các trạm tôi không có gì thắc mắc. Nhưng nay với đoạn đường gồ ghề thì chúng tôi không vui chút nào. Không hiểu sao, đường vắng, lưu lượng phương tiện giao thông không đáng kể, mà chất lượng công trình lại nhanh xuống cấp thế?" - Anh Nguyễn Văn Hùng đặt câu hỏi.

 

Sau 2 năm bắt đầu bong tróc.
Sau 2 năm bắt đầu bong tróc.

Quan sát của phóng viên, đoạn đường từ Trạm thu phí đường bộ T2 thuộc Công ty CP Đức Thành Gia Lai - Chi nhánh Bình Phước đến Trạm thu phí BOT Đức Long Đak Nông (Trạm 2: Km1945+440 Đường Hồ Chí Minh) xuất hiện mặt đường bị bong tróc, ổ gà dày đặc. Có nhiều chỗ đã được vá lại làm cho mặt đường nhấp nhô, gập ghềnh.

Được biết, năm 2014 lúc đang thi công qua đoạn cầu 38 - Đồng Xoài do Công ty Đức Thành Gia Lai đầu tư, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh phát hiện nhà thầu tưới nhựa thi công sai quy trình, nên đã yêu cầu chủ đầu tư dừng thi công và có giải pháp chấn chỉnh. Sau đó, Công ty Đức Thành Gia Lai đã tạm dừng thi công đối với nhà thầu Công ty TNHH Xây dựng Đức Đạt Gia Lai. Đồng thời, Ban QLDA cũng đình chỉ, xử lý trách nhiệm của ba cá nhân có trách nhiệm thi công, tư vấn giám sát và ban quản lý dự án…

Thái Sơn/congluan

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.