Đại biểu Quốc hội phải hát Quốc ca khi khai mạc kỳ họp Quốc hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiếp tục phiên họp thứ 41, chiều 24-9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến về dự thảo Nội quy kỳ họp Quốc hội.

Theo Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Nghị quyết ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội, dự thảo Nội quy về cơ bản có bố cục tương tự Nội quy hiện hành, gồm 3 chương với 53 điều; các điều luật được đặt tên. Trong đó, 23 Điều được bổ sung, 29 Điều được sửa đổi và 1 Điều được kế thừa nguyên văn như quy định hiện hành; đồng thời bỏ một số điều của Nội quy hiện hành vì đã được quy định trong Luật tổ chức Quốc hội và các luật, nghị quyết khác có liên quan hoặc không còn phù hợp với quy định mới về thẩm quyền của Quốc hội.

 

 

Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành với sự cần thiết sửa đổi Nội quy kỳ họp Quốc hội nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của kỳ họp Quốc hội, chất lượng, hiệu lực các quyết định của Quốc hội, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Theo các đại biểu, Nội quy kỳ họp Quốc hội là văn bản quy định các quy trình, thủ tục cần thiết để tổ chức kỳ họp Quốc hội. Tuy nhiên, một số thủ tục hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát hiện đã được quy định cụ thể trong các đạo luật tương ứng, như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân...

Để bảo đảm thực hiện theo đúng quy định “không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật khác ” của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các đại biểu đề nghị chỉ đưa vào Nội quy kỳ họp các quy định về quy trình, thủ tục chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát lại dự thảo Nội quy, đối với những quy trình, thủ tục đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật khác thì chỉ quy định dẫn chiếu mà không quy định lại.

Nhất trí với việc cần tăng cường hơn nữa trách nhiệm của các đại biểu Quốc hội, một số ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng cần nghiên cứu phân loại cụ thể các trường hợp đại biểu Quốc hội vắng mặt, từ đó, quy định trách nhiệm báo cáo của đại biểu Quốc hội cho phù hợp.

Có ý kiến đề nghị để tránh tình trạng một số đại biểu Quốc hội vắng mặt quá nhiều tại các kỳ họp Quốc hội, nội quy cần quy định rõ đại biểu Quốc hội không được vắng mặt quá 1/5 thời gian diễn ra kỳ họp nếu không có lý do chính đáng.

Bên cạnh đó, ban soạn thảo cần tiếp thu các ý kiến để chỉnh sửa, bổ sung để bảo đảm tính khách quan và quyền chủ động của các đại biểu Quốc hội.

Đối với quy định về họp trù bị và thời điểm khai mạc kỳ họp Quốc hội, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán đồng với quy định về họp trù bị để thông qua chương trình kỳ họp và quy định rõ thời điểm khai mạc kỳ họp Quốc hội, theo đó, khai mạc kỳ họp đầu năm vào ngày 20-5, kỳ họp cuối năm vào ngày 20-10, nếu trùng vào ngày nghỉ theo quy định của pháp luật sẽ được chuyển sang ngày làm việc tiếp theo.

Đây là vấn đề đã được thực hiện ổn định từ cuối nhiệm kỳ Quốc hội khóa XI đến nay, góp phần bảo đảm tiến độ, tăng tính chủ động trong việc chuẩn bị nội dung kỳ họp; tạo điều kiện thuận lợi cho việc sắp xếp, bố trí và thực hiện chương trình đồng thời, các đại biểu thể hiện sự đồng tình cao với việc bổ sung quy định lễ chào cờ trước khi Chủ tịch Quốc hội khai mạc và sau khi bế mạc kỳ họp, các đại biểu Quốc hội phải hát Quốc ca, bởi, đây là thủ tục mang tính trang nghiêm, trọng thể.

Một trong những nội dung được các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung thêm vào quy định hoạt động thông tin, tuyên truyền báo chí tại kỳ họp, đó là mối quan hệ với các cơ quan báo chí, bởi báo chí là “cầu nối” giữa Quốc hội, đại biểu Quốc hội với cử tri, nhân dân cả nước.

Một số ý kiến cho rằng Nội quy cần quy định rõ về việc họp báo, công tác thông tin báo chí…. Bên cạnh đó, ban soạn thảo Nội quy kỳ họp cần liên hệ trực tiếp với ban soạn thảo dự thảo Luật Báo chí (sửa đổi) để có quy định cụ thể, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

Trong buổi chiều, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tập trung thảo luận về nội dung khách mời tham dự kỳ họp và việc dự thính tại phiên họp Quốc hội; về tài liệu phục vụ kỳ họp; về việc thực hiện nhiệm vụ của Tổng thư ký Quốc hội tại kỳ họp…

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.

Đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: VĨNH HOÀNG

Không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng-chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực tỉnh Gia Lai tại hội nghị tổng kết công tác PCTN, tiêu cực năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều 2-12.

Cán bộ cấp cơ sở của huyện Ia Grai nghe quán triệt Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ảnh: T.N

Ia Grai chuẩn bị đại hội Đảng các cấp gắn với xây dựng hệ thống chính trị

(GLO)- Huyện ủy Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đang tập trung triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 14-6-2024 của Bộ Chính trị về đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng đảm bảo theo các chỉ đạo, quy định và hướng dẫn của cấp trên.