Đà Lạt: Phê duyệt nút giao thông Phan Chu Trinh sau 10 năm chuẩn bị

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng nút giao Phan Chu Trinh tại thành phố Đà Lạt, nút giao thông gây ách tắc lớn nhất của thành phố.

 Thành phố Đà Lạt. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)
Thành phố Đà Lạt. (Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN)



Tỉnh Lâm Đồng vừa ra quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng nút giao Phan Chu Trinh tại thành phố Đà Lạt với tổng kinh phí 17,5 tỷ đồng; trong đó vốn Quỹ bảo trì đường bộ 2,5 tỷ đồng, còn lại là vốn từ nguồn ngân sách tỉnh.

Đây là nút giao thông gây ách tắc lớn nhất của thành phố mà từ 10 năm qua Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo thành phố Đà Lạt và Sở Giao thông Vận tải tỉnh lập phương án xử lý nhưng vẫn chưa thực hiện được.

Cụ thể theo Quyết định số 779/QĐ-UBND ngày 10/4/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, chủ đầu tư là Sở Giao thông Vận tải tỉnh sẽ mở rộng đường Trần Quý Cáp, đoạn từ đường Nguyễn Du đến ngã tư Phan Chu Trinh với quy mô mặt đường 16m.

Cùng đó, dự án sẽ mở rộng bán kính cong bó vỉa hướng vào khu đất bãi xe Thành Bưởi và Trung tâm tiệc cưới Safinette; bố trí dải phân cách trước Ngân hàng Agribank đoạn gần ngã tư Phan Chu Trinh để chia đoạn đường này thành 2 làn.

Dịch chuyển đảo tròn và bố trí lại đảo có đường kính 3m, có lắp bục để lực lượng cảnh sát điều khiển giao thông; mở rộng đường Lữ Gia đoạn từ ngã tư Phan Chu Trinh đến hết Trường thiểu năng Hoa Phong Lan với bề rộng 14m, bố trí 1 bãi đậu xe gắn máy cho người ra vào chợ Phan Chu Trinh và điểm giao dịch của các ngân hàng thương mại; cải tạo mặt đường, bó vỉa, vỉa hè, hệ thống thoát nước, điện thắp sáng các nhánh Trần Quý Cáp, Lữ Gia, Quang Trung và Phan Chu Trinh…

Ngã tư Phan Chu Trinh nhiều năm qua là điểm nóng nhất của thành phố Đà Lạt về tình trạng ách tắc giao thông diễn ra hằng ngày.

Vào những giờ cao điểm khi phụ huynh đi đón con, người dân đi chợ, hoặc vào các ngày nghỉ-ngày lễ có đông khách du lịch, nút giao thông này ách tắc nghiêm trọng và thường xuyên xảy ra tai nạn, va chạm giữa các phương tiện tham gia giao thông.  

Nguyên nhân là do mật độ dân cư khu vực này quá cao, nhiều tụ điểm tập trung đông người như các trường học Phan Như Thạch, trường Chi Lăng, bãi xe Thành Bưởi, điểm giao dịch của nhiều ngân hàng thương mại, khách sạn, trung tâm tiệc cưới… và nhất là chợ Phan Chu Trinh.

Chợ này được hình thành sau năm 1975 trên diện tích 800m2, hiện có tới gần 150 quầy sạp đã xuống cấp nghiêm trọng và thiếu các công trình phụ trợ như nhà vệ sinh, hệ thống phòng cháy chữa cháy.

Từ gần 10 năm qua, Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều văn bản chỉ đạo thành phố Đà Lạt và Sở Giao thông Vận tải lập phương án di dời chợ để mở rộng nút giao thông này, nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được.  

Thời gian thực hiện dự án dự kiến trong 3 năm, từ 2019 đến 2021.

Chu Quốc Hùng (TTXVN/Vietnam+)

 

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.