"Cuộc chiến" tranh giành quỹ bảo trì chung cư vẫn chưa hạ nhiệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay trong tranh chấp tại các chung cư chính là việc nhiều chủ đầu tư “cố thủ” trong việc không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho cư dân theo như quy định cũng như những bất minh trong việc sử dụng quỹ này.
Cuộc chiến tranh giành quỹ bảo trì nhà chung cư vẫn rất nóng. Ảnh: Gia Miêu
Cuộc chiến tranh giành quỹ bảo trì nhà chung cư vẫn rất nóng. Ảnh: Gia Miêu
Sau 7 năm nhận nhà, cư dân sinh sống tại dự án chung cư Kim Tâm Hải tại quận 12, TPHCM do Công ty Cổ phần Kim Tâm Hải làm chủ đầu tư, liên tục kêu cứu khắp nơi.
Theo phản ánh, cư dân tại dự án chung cư Kim Tâm Hải nhận nhà vào năm 2013 nhưng lại không thành lập Ban quản trị chung cư theo quy định. Phải đến năm 2017, do nhiều cư dân ở đây phản đối, đấu tranh thì Ban quản trị chung cư Kim Tâm Hải mới được hình thành.
Từ ngày có Ban quản trị chung cư, những cư dân liên tục đòi các quyền lợi của mình, trong đó yêu cầu chủ đầu tư sớm bàn giao sổ hồng và quỹ bảo trì. Cư dân ở chung cư cho biết, từ năm 2017, Ban quản trị chung cư liên tục đòi chủ đầu tư phí bảo trì 2%, tuy nhiên chủ đầu tư không trả.
Theo các cư dân, Công ty Kim Tâm Hải đang ôm phí bảo trì chung cư của cư dân hơn 3,5 tỉ đồng. Người dân cho biết, hiện nay, chung cư đang xuống cấp, cần tiền để tu bổ, tuy nhiên, do không có quỹ bảo trì nên không sửa chữa được. Ban quản trị chung cư Kim Tâm Hải nhiều lần yêu cầu chủ đầu tư bàn giao quỹ bảo trì nhưng lãnh đạo Công ty Kim Tâm Hải luôn tìm cách né tránh.
Phóng viên cũng đã cố gắng liên hệ để tìm câu trả lời của chủ đầu tư về vấn đề cư dân bức xúc nhưng chủ đầu tư không trả lời.
Câu chuyện chủ đầu tư chiếm dụng quỹ bảo trì như trường hợp của chung cư Kim Tâm Hải ở TPHCM không phải thuộc dạng hiếm có khó tìm. Theo báo cáo mới nhất của Sở Xây dựng TPHCM gửi Bộ Xây dựng và UBND TPHCM về tình hình quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố, hiện trên địa bàn TPHCM có 1.401 nhà chung cư. Về bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư, Sở Xây dựng cho biết trên địa bàn thành phố hiện có 194 chủ đầu tư đã và đang thực hiện bàn giao. 
Theo ông Lê Trần Kiên – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM, việc quản lý các chung cư trên địa bàn có khó khăn là một số chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu ban quản trị. Không bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung, gây khó khăn cho việc kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng công trình dẫn đến các ban quản trị gửi đơn khiếu kiện, khiếu nại nhiều nơi.
Trước tình hình hiện nay, về nội dung cưỡng chế những chủ đầu tư không bàn giao kinh phí bảo trì 2% phần sở hữu chung nhà chung cư cho ban quản trị, Sở Xây dựng kiến nghị điều chỉnh quy định pháp luật theo hướng các bên khởi kiện tại toà án theo pháp luật về tố tụng dân sự. 
Ông Lê Trần Kiên cho rằng về lâu dài, Sở Xây dựng cũng có kiến nghị nên bỏ cơ chế giao chủ đầu tư thu phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư như hiện nay. Việc hình thành quỹ bảo trì phần sở hữu chung của từng chung cư sẽ do ban quản trị chung cư thu của các chủ sở hữu nhà chung cư trong quá trình quản lý, sử dụng theo tỷ lệ phần trăm do hội nghị nhà chung cư quyết định.  
GIA MIÊU (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất