Cục Đường bộ Việt Nam sẽ kiểm tra 17 trạm thu phí BOT

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Cục Đường bộ Việt Nam vừa ban hành kế hoạch kiểm tra, giám sát 17 trạm thu phí BOT trên các quốc lộ về công tác quản lý vận hành, thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ nhằm đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong việc thu phí.

Lịch giám sát sẽ kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10-2025.

tram-thu-phi-bot-cau-thai-ha-thai-binh-dang-bi-giam-doanh-thu-anh-phuong-linh-nguon-vnexpressnet.jpg
Trạm thu phí BOT cầu Thái Hà (Thái Bình) đang bị giảm doanh thu. Ảnh Phương Linh/Nguồn vnexpress.net

Các trạm được kiểm tra, giám sát tại phía Bắc gồm: BOT Thái Nguyên-Chợ Mới trên quốc lộ 3; trạm trên quốc lộ 38; trạm cầu Việt Trì-Ba Vì (cầu Văn Lang) tại Phú Thọ; trạm cầu Thái Hà tại tỉnh Thái Bình; trạm thu phí Bắc Thăng Long-Nội Bài tại Hà Nội.

Miền Trung, Tây Nguyên có các trạm Tasco Quảng Bình trên quốc lộ 1 tỉnh Quảng Bình; trạm Bến Thủy và Bến Thủy 2 tại Nghệ An; trạm trên quốc lộ 1 tỉnh Bình Định; trạm trên quốc lộ 1 tỉnh Quảng Nam; trạm quốc lộ 1 tỉnh Quảng Ngãi; trạm quốc lộ 1 tỉnh Khánh Hòa; trạm trên đường Hồ Chí Minh qua tỉnh Gia Lai.

Phía Nam có các trạm trên quốc lộ 1 tỉnh Sóc Trăng; trạm Cà Ná trên quốc lộ 1 tỉnh Ninh Thuận; trạm Liên Đầm trên quốc lộ 20 tỉnh Lâm Đồng; trạm cầu Cổ Chiên ở quốc lộ 60 tỉnh Trà Vinh; trạm cầu Mỹ Lợi quốc lộ 50 tỉnh Tiền Giang.

Có thể bạn quan tâm

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.