Covid-19: Thuốc kháng virus Molnupiravir có tỷ lệ âm hóa virus cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Theo Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ âm hóa virus trong vòng 5 ngày sử dụng thuốc Molnupiravir là rất cao.

Thuốc kháng virus Molnupiravir. Nguồn: IndiaTimes
Thuốc kháng virus Molnupiravir. Nguồn: IndiaTimes
Bệnh viện Phổi Trung ương đã triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir theo phân công của Bộ Y tế, đến nay việc nghiên cứu đã bước đầu cho kết quả khả quan.
Theo Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, tỷ lệ âm hóa virus trong vòng 5 ngày sử dụng thuốc Molnupiravir là rất cao. Tuy nhiên để sử dụng rộng rãi vẫn cần thử nghiệm lâm sàng ở phạm vi lớn hơn.
Bệnh viện Phổi Trung ương đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng ở khu vực bệnh viện nhưng hiện nay bệnh viện được giao thêm nhiệm vụ triển khai thử nghiệm rộng ra cộng đồng nhằm điều trị sớm, âm hóa virus sớm cho các bệnh nhân. Nếu thành công, có thể đây là một cứu cánh trong việc giảm tỷ lệ chuyển biên nặng, tử vong đối với các bệnh nhân COVID-19.
Từ ngày 27/8, Bộ Y tế cùng Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa thuốc kháng virus Molnupiravir vào điều trị cho các ca F0 trong cộng đồng. Một gói thuốc gồm 20 viên hàm lượng 400mg, dùng trong 5 ngày điều trị. Để sử dụng thuốc này, bệnh nhân phải cam kết đồng ý sử dụng và tuân thủ một số điều kiện nhất định.
Hiện doanh nghiệp sản xuất thuốc Molnupiravir trong nước cũng đã sẵn sàng tài trợ lô thuốc đầu tiên với 16.000 liều, đến ngày 5/9 sẽ cung cấp thêm 100.000 liều (tổng cộng 116.000 liều, tương ứng 2,3 triệu viên Molnupiravir 400mg).
Thuốc kháng virus Molnupiravir vừa được đưa vào dùng trong chương trình thử nghiệm lâm sàng và nghiên cứu tại cộng đồng theo đề cương nghiên cứu được Hội đồng Đạo đức trong nghiên cứu y sinh học thông qua và Bộ Y tế cho phép triển khai.
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, Molnupiravir là sản phẩm được hãng dược phẩm Merck của Mỹ và Công ty Ridgeback của Đức nghiên cứu phát triển, nhằm điều trị COVID-19 cho bệnh nhân từ nhẹ đến trung bình.
Hiện viên nang Molnupiravir 400mg nước ta sử dụng do Công ty TNHH Liên doanh Stellapharm Việt Nam sản xuất.
Những kết quả nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc kháng virus Molnupiravir trong điều trị COVID-19 đã công bố tại một số quốc gia cho kết quả khả quan về tính an toàn, khả năng dung nạp, đặc biệt giảm tải lượng virus rõ rệt, làm sạch virus ở bệnh nhân thể nhẹ và vừa sau 5 ngày điều trị, giảm tỷ lệ nhập viện, giảm tử vong.
Theo hướng dẫn của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, thuốc điều trị F0 tại nhà bao gồm 3 gói: A, B, C.
Trong đó, gói thuốc A là những thuốc thông dụng bao gồm thuốc hạ sốt và nâng cao thể trạng, dùng trong 7 ngày, gồm: Paracetamol (uống 1 viên khi sốt) và các loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin C (uống 2 lần/ngày).
Gói thuốc B dùng trong 3 ngày bao gồm các loại thuốc kháng viêm và kháng đông, các thuốc này chỉ được dùng khi F0 cảm thấy khó thở (nhịp thở nghỉ ngơi trên 20 lần/phút hoặc đo SpO2 dưới 95%) và chưa liên hệ được bác sỹ. Sau 3 ngày, cần có ý kiến bác sỹ về việc có dùng tiếp các thuốc này hay không.
Gói thuốc C dùng trong 5 ngày, đây là thuốc kháng virus Molnupiravir được chỉ định với trường hợp F0 có triệu chứng nhẹ, cần có cam kết khi sử dụng thuốc.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, đối với người bệnh đang sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir, nếu cần phải uống kháng viêm và kháng đông theo hướng dẫn thì ngưng sử dụng thuốc Molnupiravir...
PV (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ y tế TP. Pleiku tuyên truyền về phòng-chống sốt rét đến người dân. Ảnh: N.N

Pleiku loại trừ sốt rét

(GLO)- Ngày 6-12 vừa qua, TP. Pleiku được công nhận đạt tiêu chí loại trừ bệnh sốt rét năm 2024. Đây là thành quả cho những nỗ lực của địa phương trong công tác phòng-chống một trong những căn bệnh tồn tại dai dẳng trong cộng đồng.

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

4 lợi ích sức khỏe khi chạy bộ 2 km/ngày

Chạy bộ là một trong những hình thức tập luyện phổ biến nhất. Lợi thế của bài tập này là không cần thiết bị tập luyện và bất kỳ ai cũng có thể tập. Tùy vào thể lực của từng người mà có thể chạy với cự li bao xa.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bảo hiểm y tế, chiều 2711. Ảnh Media Quốc hội. Nguồn vnexpress.net

Người mắc bệnh hiểm nghèo sẽ được chuyển bảo hiểm y tế lên thẳng cấp chuyên sâu

(GLO)- Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, trong đó có điểm mới về thông cấp khám-chữa bệnh với quy định một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo... được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.