Covid-19 khiến não bị tổn hại ra sao?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có nhiều bằng chứng cho thấy COVID-19 có thể gây hại cho não cả trực tiếp và gián tiếp. Nguyên nhân trực tiếp có thể do nhiễm trùng, nguyên nhân gián tiếp đến từ việc con người phải cách ly với xã hội. 
Theo báo cáo của Mạng lưới Toàn cầu về Sức khỏe Não bộ (GCBH), 82% trường hợp nhiễm virus COVID-19 có các triệu chứng thần kinh.  
GCBH cho biết, “các triệu chứng thần kinh thường gặp trong nhiều trường hợp mắc COVID-19 là đau đầu, mệt mỏi và sương mù não - khó suy nghĩ, mất tập trung". Thậm chí, nhiều trường hợp mắc triệu chứng mê sảng, viêm não, đột quỵ, tổn thương dây thần kinh và tổn thương mạch máu.
Những người cảm thấy cô đơn và mất kết nối với những người khác do giãn cách xã hội đã được chứng minh là có tốc độ suy giảm nhận thức nhanh hơn những người không bị cách ly, theo Harvard Medical School.
“Mọi người biết rằng COVID-19 là một căn bệnh ảnh hưởng đến phổi, nhưng họ không nhận thức được rằng nó cũng có thể ảnh hưởng đến não" - Chủ tịch GCBH kiêm Giáo sư Thần kinh học tại Đại học John Hopkins, Tiến sĩ Marilyn Albert cho biết.
“Mặc dù vẫn còn nhiều điều phải tìm hiểu về cách COVID-19 ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta, GCBH muốn mọi người biết rằng đây là một vấn đề đã được thừa nhận và nhấn mạnh rằng có nhiều cách để giải quyết tình trạng sức khỏe của não bộ trong thời kỳ đại dịch và cải thiện một số tác động tiêu cực do cách ly mà nhiều người đang trải qua".
Theo chuyên gia Sofiat Akinola của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), với tuổi thọ tăng lên 70 tuổi trở lên ở nhiều quốc gia và các cá nhân từ 60 tuổi trở lên đông hơn trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới, tất cả chúng ta đều phải bắt đầu coi trọng sức khỏe não bộ của mình hơn.
GCBH ủng hộ một số cách để bảo vệ bộ não và chống lại sự suy giảm nhận thức, bao gồm duy trì hoạt động thể chất, ăn một chế độ ăn uống cân bằng, ngủ ngon và kích thích não bằng cách đọc sách hay giải các câu đố. Theo các nhà khoa học, chỉ 25% sự lão hóa của con người, cả về thể chất và tinh thần, được quyết định bởi ADN, 75% còn lại là do lối sống và môi trường sống quyết định.
MINH AN (THEO DIỄN ĐÀN KINH TẾ THẾ GIỚI/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

Cảnh báo nguy cơ bùng phát bệnh sởi

(GLO)- Những ngày gần đây, số ca mắc sởi trên địa bàn tỉnh Gia Lai có chiều hướng tăng nhanh. Trước tình hình đó, ngành Y tế đang triển khai đồng bộ nhiều biện pháp phòng ngừa, quyết tâm không để bệnh sởi bùng phát và lây lan trên diện rộng.