Công an huyện lên tiếng vụ ruộng lúa của 27 hộ dân thành mỏ cát

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Công an huyện cho rằng việc thuê ruộng lúa của người dân rồi cho người khác thuê lại để khai thác cát cần xử lý dứt điểm, tránh tạo điểm nóng.

Ngày 25-7, UNND huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai cho biết công an huyện đã có văn bản thông tin vụ việc "27 hộ dân tại Gia Lai kêu cứu vì ruộng lúa biến thành mỏ cát" mà Báo Người Lao Động phản ánh.

Theo Công an huyện Phú Thiện, từ năm 2020, ông Nguyễn Văn Tiến (trú xã Ia Yang, huyện Phú Thiện) đã thuê đất của 27 hộ dân tại cánh đồng Ia Vinh, xã Ia Yang với mục đích trồng lúa. Tuy nhiên, sau đó, ông Tiến đã cho bà Hoàng Thị Sáu (trú TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) thuê lại diện tích trên 33 ha để trồng trọt và khai thác đất, cát trong thời hạn 3 năm với giá 3 tỉ đồng.

Ông Nguyễn Văn Tiến chỉ diện tích đất đã thuê của 27 hộ dân để trồng trọt nhưng lại cho người khác thuê lại với mục đích khai thác cát.

Ông Nguyễn Văn Tiến chỉ diện tích đất đã thuê của 27 hộ dân để trồng trọt nhưng lại cho người khác thuê lại với mục đích khai thác cát.

Khi bà Sáu đưa máy móc vào san ủi mặt bằng, dọn đường (mục đích khai thác cát) thì bị chính quyền địa phương và người dân ngăn chặn với lý do ruộng chỉ để trồng lúa, khai thác khoáng sản là vi phạm pháp luật. Sau đó, bà Sáu đã làm đơn tố giác ông Tiến "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", Cơ quan CSĐT-Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án để điều tra, làm rõ.

Tháng 4-2023, UBND xã Ia Yang có nhận được 1 đơn đề nghị của bà Hoàng Thị Sáu về việc "lấy ý kiến người dân có đất sản xuất nông nghiệp tại cánh đồng Ia Vinh để đào, múc cát vận chuyển đi nơi khác".

Bên cạnh đó, 27 hộ dân cũng có đơn kêu cứu khẩn cấp tố cáo ông Tiến thuê đất trồng lúa nhưng lại khai thác cát trái phép. Trước tình hình trên, UBND xã Ia Yang đã tổ chức đối thoại với các bên. Qua buổi đối thoại, các hộ dân không đồng ý cho bà Sáu khai thác cát.

27 hộ dân quyết không để ruộng lúa của mình bị biến thành mỏ cát
27 hộ dân quyết không để ruộng lúa của mình bị biến thành mỏ cát

Công an huyện Phú Thiện cho biết vụ việc trên đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ theo quy định. Tuy nhiên đã xuất hiện các bức xúc, ý kiến trái chiều của các hộ dân cho thuê đất vì vụ việc chưa giải quyết dứt điểm. Nếu không được tuyên truyền vận động, giải quyết, xử lý kịp thời dễ tạo thành điểm nóng gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Ông Hoàng Văn Tỵ, Phó chủ tịch UBND xã Ia Yeng, cũng cho biết diện tích đất của ông Tiến thuê của 27 hộ dân hiện trạng đang trồng lúa nước và khoai lang; chưa xảy ra tình trạng khai thác đất, cát.

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.