27 hộ dân ở Gia Lai kêu cứu vì ruộng lúa biến thành mỏ cát

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sau khi thuê đất của hàng chục hộ dân để trồng lúa, một người đàn ông ở Gia Lai đã sang tay kiếm tiền tỉ để mặc người dân kêu cứu.

Ngày 18-7, UBND xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai cho biết đã nhận được đơn kêu cứu tập thể của 27 hộ dân trú tại xã Ia Piar và xã Ia Yeng về việc ông Nguyễn Văn Tiến (trú thôn Kram, xã Ia Yeng, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) thuê đất để trồng lúa nhưng lại khai thác cát trái pháp luật.

Theo các hộ dân, từ năm 2020 đã cho ông Tiến thuê đất tại cánh đồng Ia Vinh, xã Ia Yeng để trồng lúa, thời gian thuê 5 năm. Khi phát hiện phương tiện, máy móc múc cát tại đây vận chuyển đi nơi khác nên người dân đã cùng nhau ngăn cản vì lo ngại hoạt động này sẽ làm biến dạng ruộng đất, hạ độ cao, mất chất đất.

Sau khi thuê đất của các hộ dân ở cánh đồng Ia Vinh để trồng lúa, ông Tiến đã cho người khác thuê lại rồi xảy ra khai thác cát
Sau khi thuê đất của các hộ dân ở cánh đồng Ia Vinh để trồng lúa, ông Tiến đã cho người khác thuê lại rồi xảy ra khai thác cát

Theo tìm hiểu, sau khi thuê đất của các hộ dân, ông Tiến đã ký hợp đồng cho bà Hoàng Thị Sáu (trú TP Pleiku, tỉnh Gia Lai) thuê lại toàn bộ diện tích trên 33 ha từ tháng 10- 2020. Thời hạn thuê đất là 40 tháng, với giá 3 tỉ đồng. Mục đích thuê đất là trồng trọt và làm mặt bằng.

Khi bà Sáu đưa máy móc vào san ủi mặt bằng, dọn đường thì bị người dân và chính quyền địa phương ngăn chặn. Nguyên nhân là khu đất bà Sáu thuê của ông Tiến là đất trồng lúa, đã được cấp cho các hộ dân trên địa bàn xã Ia Piar và Ia Yeng (huyện Phú Thiện) để trồng lúa nước 2 vụ. Không được san ủi, khai thác khoáng sản.

Hàng chục người dân kéo ra ngăn cản việc múc đất cát làm hư hại ruộng đất
Hàng chục người dân kéo ra ngăn cản việc múc đất cát làm hư hại ruộng đất

Theo ông Nguyễn Văn Tỵ, Phó chủ tịch UBND xã Ia Yeng, bà Sáu đã nhiều lần có đơn xin khai thác đất, cát và đề nghị được nhận diện tích theo hợp đồng đã ký kết với ông Tiến. Tuy nhiên hợp đồng này bản chất là để khai thác cát dưới hình thức cải tạo mặt bằng và làm nông nghiệp. Vì vậy, xã không đồng ý bàn giao đất để bà Sáu múc đất cát và san lấp, vận chuyển đi nơi khác.

Còn bà Hoàng Thị Sáu thì cho biết khi thuê đất đã có hợp đồng rõ ràng với ông Tiến. Hai bên đã thỏa thuận bà Sáu có thể múc đất cát vận chuyển đi nơi khác. "Ông Tiến nói tôi có thể múc sâu xuống từ 3-4 mét để lấy đất cát chở đi. Sau đó chỉ cần san phẳng mặt bằng lại là có thể trồng hoa màu được" – bà Sáu cho biết.

Được biết sau khi không thể múc đất cát, cũng không đòi lại được tiền nên bà Sáu đã làm đơn tố giác ông Tiến lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" để điều tra. Sau đó, bà Sáu tiếp tục làm đơn khiếu nại gửi VKSND Tối cao khiếu nại Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Gia Lai vì đã khởi tố vụ án nhưng sau nhiều tháng, đến nay vẫn chưa khởi tố bị can ông Nguyễn Văn Tiến.

Có thể bạn quan tâm

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.