Con dâu quê mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bố ơi, con giới thiệu với bố đây là vợ tương lai của con và con dâu của bố! - Huỳnh hét toáng, mặt sáng ngời hạnh phúc.

 
 



- Ai?! - ông Văn kinh ngạc hỏi. - Đây không phải chuyện đem ra đùa cợt đâu con!

Rồi ông đứng lên, ngắm nhìn “con dâu” từ đầu đến chân với vẻ khó chịu ra mặt, nhất là khi thấy bàn tay cô gái với móng tay cáu đen. Ông thầm nói với mình: “Rõ là con nhà quê còn chưa biết thế nào là dung dịch rửa tay. May mà bà Nhung đã mất, không thì sống ra sao với thằng con trời đánh này”.

- Con không đùa đâu bố. Quyên sẽ ở với chúng ta. Ba tháng nữa bọn con sẽ tổ chức đám cưới. Nếu bố không thích dự đám cưới của con trai mình thì cũng chẳng sao! - Huỳnh thẽ thọt nói và tất cả chết lặng trong sự im lặng.

- Dạ, con chào bố! - Quyên nhoẻn cười muốn phá tan không khí thù địch và theo thói quen cô bước xuống bếp đếm hũ gạo, đồ khô và mở tủ lạnh xem còn đồ tươi nấu ăn.

- Huỳnh, mày điên hay sao, hãy tỉnh lại! - ông Văn đỏ bừng mặt quát vào mặt thằng con - Mày rước con bé về từ xó xỉnh nào? Tao không cho phép nó sống trong nhà tao!

- Quyên sống ở Thái Nguyên. Chúng con yêu nhau bố à. Bố có không thích thì cô ấy vẫn ở đây. Vợ con có quyền sống ở phần nhà con được thừa kế theo pháp luật. - Huỳnh gằn giọng nói.

Ông Văn biết nói gì cũng vô ích nên lẳng lặng về phòng mình, đóng chặt cửa. Từ khi bà Nhung mất, quan hệ giữa hai bố con ở mức báo động đỏ, gần như không nói chuyện được với nhau. Thằng con bỏ học đại học dù đã học năm cuối và suốt ngày bia rượu bê tha. Ông từng muốn con mình sẽ thay đổi, sống có trách nhiệm hơn. Nhưng khoảng cách càng ngày càng xa, như chuyện hôm nay với con bé từ cái làng quê “lử khử lừ khừ chẳng Đại Từ cũng Thái Nguyên” mà nó tha về.

Một thời gian sau, Huỳnh và Quyên tổ chức đám cưới. Ông Văn không dự, ông không muốn có một cô con dâu nói một câu văn vẻ cũng không xong, thật khác xa đám học trò của ông vừa xinh tươi, vừa làu làu thơ ca.

Quyên biết bố chồng không ưa mình nên làm đủ cách chiều chuộng ông. Từ pha bình trà móc câu chính hiệu Thái Nguyên đến học nấu món bún thang mà ông khoái khẩu. Nhưng vô vọng. Thật khó phá cái định kiến đã ăn sâu vào máu. Quyên dưới mắt ông vẫn chỉ là con bé quê mùa, ít chữ, nghèo hèn…

Huỳnh chỉ đóng vai người chồng gương mẫu được một thời gian rồi tính nào tật ấy, lại ăn chơi, nhậu nhẹt bù khú suốt ngày. Ông Văn thường nghe thấy tiếng vợ chồng chúng cãi cọ nhau và không khỏi mừng thầm có ngày con Quyên sẽ ra đi mãi mãi…

Bỗng một hôm Quyên chạy vào phòng ông, hổn hển nói trong nước mắt: “Bố ơi, anh Huỳnh đòi ly dị. Anh ấy còn muốn đuổi con ra ngoài mà con thì đang có bầu!”. Ông Văn nói ráo hoảnh: “Thì cô cứ đi về nơi cô từng sống. Xin lỗi, tôi không muốn can thiệp vào cuộc sống của anh chị”. Và ông thấy vui như mở cờ, khi thoát được con bé chả có phẩm chất “quý tộc” gì!

Quyên nức nở trong tuyệt vọng. Cô thu dọn đồ cá nhân và mãi không hiểu vì sao ông bố chồng ghét cay ghét đắng mình đến vậy. Còn thằng con cũng chả hơn, coi cô như món đồ chơi, chơi chán rồi vứt bỏ. Mình đã làm gì nên tội? Ai cũng có phẩm giá, lòng tự trọng và thôi thì thôi…

…Tám năm sau. Ông Văn sống trong nhà dưỡng lão. Sống nốt những ngày cuối đời khi thằng con bán nhà và đẩy ông vào nơi mà nó nói là “hợp với bố nhất”. Thôi thì đời có phúc, có phận và ông lại nhớ đến cuốn truyện “Quy luật của muôn đời” của Nodar Dumbatde mà nhân vật chính thốt lên: Con người ta phải có một lần ốm thật nặng để tỉnh ra… Cả đời ông đi dạy những khái niệm về tình yêu, sự quan tâm, lòng trắc ẩn. Và đến giờ học trò ông vẫn viết thư cảm ơn… Dạy người thì được mà không dạy nổi con.

- Ông Văn ơi, có khách - bỗng có tiếng người cắt đứt dòng suy tưởng của ông.

Ông lập cập bước xuống cầu thang, vừa đi vừa nghĩ ai đến thăm mình. Thằng Huỳnh chắc không phải, khi nó đã biệt tăm tích từ khi thu xếp ông vào đây. Ai?

- Dạ, con chào bố, là con Quyên ạ. Ông giật bắn người nghe giọng đặc “quê mùa” của cô con dâu và ngượng nghịu chào lại. Mới đó mà đã 8 năm.

- Bố khác quá. Bố có bị bệnh không? - Quyên hỏi, có chút ngạc nhiên về sự thay đổi chóng mặt của bố chồng.

- À…, thì có bệnh tí chút - ông cười buồn nói tiếp, sao con biết bố ở đây?

- Dạ, có anh học trò của bố nói. Anh Huỳnh thì không muốn nhận con của mình. Nó khóc đòi cha và ông. Nó muốn có người thân thích bên cạnh. Bọn con giờ sống chỉ có hai mẹ con… - Quyên nói giọng buồn buồn.

- Hượm đã! - ông Văn hỏi - Thằng cu Nhân phải không? Lần cuối con gửi ảnh qua tin nhắn điện thoại nó mới có 3 tuổi.

- Nó ở đây. Con gọi nó vào được không? - Quyên lưỡng lự nói.

- Dĩ nhiên, con gái! - ông Văn vui tột độ, nói như khóc.

Ông ôm chầm đứa cháu, vừa vuốt ve vừa nói: “Cháu ông lớn quá, giống hệt bố cháu”. Rồi ông quay sang Quyên thì thầm: “Con ơi, con tha lỗi cho bố”.

Quyên mỉm cười, bỗng cô quay sang nói: “Bố ơi, hay là bố về sống chung với bọn con. Có rau ăn rau, có thịt ăn thịt. Không khí ở vùng quê lại sạch, thoáng hợp với người già như bố”.

Cu Nhân giật tay ông, nói giọng nũng nịu: “Ông đồng ý đi ông. Về sống với mẹ
con con đi!”.

Ông Văn gật đầu. Những giọt nước mắt bỗng rơi lã chã trên gò má chằng chịt vết nhăn.

Theo THU NGÂN (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.