Còn chút gì để nhớ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Theo dự kiến, lượng du khách đổ về Gia Lai trong dịp Festival Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên sẽ rất đông. Nhưng để chuyến trải nghiệm này thực sự trở thành một chuyến đi của kỷ niệm, bạn đừng nên bỏ qua những điểm đến thú vị “ngoại vi” Festival.
Nếu ai còn vương tiếc nuối khi không thể về tham dự lễ hội hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đăng Ya vừa diễn ra thì “động hoa vàng” này đến thời điểm hiện tại vẫn còn đủ sức lay động. Những thảm hoa giữa đông càng rừng rực sắc vàng dưới chân núi, dọc những con đường hun hút chỉ có vàng hoa với ta. Núi lửa Chư Đăng Ya chỉ cách trung tâm TP. Pleiku chừng 25 km, nhưng trên con đường chu du để đến với miền dã quỳ-núi lửa này, đừng quên ghé thăm Biển Hồ-”Đôi mắt Pleiku” đẹp tự nhiên, thơ mộng được thiên nhiên ban tặng. Mặt nước xanh trong thăm thẳm soi bóng những rặng cây ven hồ, soi bóng huyền tích đẹp về vùng đất, soi cả những tâm tư của chính bạn khi tĩnh lặng dạo chơi vòng quanh. Sẽ có thêm những bất ngờ cho du khách khi đến tham quan danh thắng Biển Hồ dịp này, đó là chiêm bái tượng Phật Quan Thế Âm tại nơi trước kia là vọng lầu ngắm “viên ngọc bích” từ trên cao. Cũng trên cung đường chu du này, xa hơn một chút về phía Bắc là chùa cổ Bửu Minh, vườn chè trăm tuổi và những hàng thông cổ thụ. 
 Làng Văn hóa-Du lịch Plei Ốp (TP. Pleiku)-nơi diễn ra “Lễ mừng nhà rông mới” của dân tộc Bahnar. Ảnh: K.N.B
Làng Văn hóa-Du lịch Plei Ốp (TP. Pleiku)-nơi diễn ra “Lễ mừng nhà rông mới” của dân tộc Bahnar. Ảnh: internet
Làng trong phố vốn là đặc trưng hấp dẫn của đô thị cao nguyên này, do đó du khách không nên bỏ lỡ cơ hội được sống chậm khi ngoạn du nơi này. Làng Văn hóa-Du lịch Plei Ốp là nơi sẽ diễn ra một hoạt động khá thú vị của Festival lần này, đó là “Lễ mừng nhà rông mới” của dân tộc Bahnar. Sẽ là một trải nghiệm khó quên khi thưởng thức một sự kiện văn hóa diễn ra trong không gian sinh sống vốn có của nó-không gian làng. Nhưng đừng vội rời làng khi “Lễ mừng nhà rông mới” kết thúc. Từ nhà rông, du khách hãy bộ hành vào sâu bên trong để cảm nghiệm không gian của người bản địa. Thấp thoáng những mái nhà xen lẫn trong vườn cà phê đang mùa chín đỏ. Dã quỳ vàng miên man trên những con đường nhỏ dọc ngang chia làng thành một bàn cờ. Trên nẻo đi ấy, thấp thoáng những nụ cười trẻ thơ, những chiếc gùi sau lưng các bà mẹ sau một ngày nương rẫy trở về nhà. 
Cách trung tâm thành phố chừng chục cây số, Công viên Đồng Xanh được ví như một Tây Nguyên thu nhỏ, nơi này đồng thời diễn ra 2 nghi lễ: “Lễ cầu an” của dân tộc Bahnar (tỉnh Kon Tum) và “Lễ sạ lúa” của người Chu Ru (tỉnh Lâm Đồng). Vì sao Đồng Xanh lại được ví như một Tây Nguyên thu nhỏ? Điều đó tùy thuộc cảm nhận của mọi người. Có phải ở những khu nhà mồ với hệ thống tượng gỗ phong phú, đủ trạng thái cười khóc, vui buồn, ở âm điệu tự nhiên của trưng gió, trưng nước dìu dặt, trầm bổng lúc xa lúc gần dẫn dắt bước chân du khách phải kiếm tìm. Hay ở những thác nước nhân tạo nhưng có đủ sự hùng vỹ giữa những khe đá và cổ thụ, những “kỳ hoa dị thảo” nở suốt 4 mùa, những giống chim quý dâng hiến tiếng hót làm vui… 
Trở về Phố núi, ngay giữa trung tâm lễ hội có một nơi bạn rất dễ bỏ qua nếu không thực sự chú ý, đó chính là Bảo tàng tỉnh-nơi lưu giữ những giá trị tuyệt vời của “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”. Có những điều, những thứ bạn khó tìm thấy trong lễ hội, nhưng sẽ tìm thấy tại Bảo tàng qua những hiện vật được dày công sưu tầm. Bảo tàng tỉnh được đánh giá là bảo tàng hàng đầu khu vực Tây Nguyên bởi sự phong phú về số lượng hiện vật còn lưu giữ. Với hàng ngàn hiện vật, cổ vật tái hiện dòng chảy văn hóa của cư dân bản địa, du khách có thể tìm về với thời gian đã mất để có một sự so sánh thú vị giữa sắc màu lễ hội ngoài kia với những gì còn lưu giữ.
Đêm xuống, trong khí trời se lạnh đặc trưng, Phố núi có rất nhiều quán trà, cà phê ấn tượng để bạn có thể bắt đầu những cuộc truyện trò về chuyến đi, về vùng đất, lắng nghe những gì còn đọng lại sau cùng trong tâm trí. Ngoài những quán trà cung đình, du khách có thể tìm lại chút bâng khuâng với cà phê “Huế xưa”-một kiến trúc độc đáo mang đậm dấu ấn của kinh đô xưa hoặc một số quán gắn với những thương hiệu cà phê nổi tiếng như: Lamant, Classic, Thu Hà…
Bên những tách trà, cà phê nóng, khách chầm chậm cùng Phố núi chìm vào sự êm đềm, tĩnh lặng của đêm. Họ vì hội hè mà đến. Nhưng hội hè có thể kết thúc, còn kỷ niệm thì không. Phố núi Pleiku sẽ khiến người ta nhớ như nhớ đến cái ôm thật dịu dàng, tình cảm.
Minh Châu

Có thể bạn quan tâm

Làng Bluk Blui ngày càng khang trang, khởi sắc. Ảnh: Đ.M.P

Về làng phong Bluk Blui

(GLO)- Hàng chục lần tôi trở về vùng đất Chư Păh (tỉnh Gia Lai) nhưng không vì thế mà trở nên nhàm chán. Mỗi lần về lại, chứng kiến bao thay đổi là lòng tôi thấy vui, vì sự phát triển của địa phương. Đặc biệt là với xã Ia Ka, với làng phong Bluk Blui-cái tên làng đặt theo tên một dòng suối ở đây.

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

Tặng 60 suất quà cho gia đình chính sách xã Gào

(GLO)- Chiều 11-12, nhóm cựu chiến binh đến từ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Nhóm thiện nguyện 50K TP. Pleiku và tổ dân phố 3 (phường Diên Hồng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình tặng quà cho gia đình chính sách tại xã Gào.

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

Phú Thiện: Cán bộ chủ chốt góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện

(GLO)- Sáng 11-12, Huyện ủy Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tiến hành hội nghị cán bộ chủ chốt toàn huyện góp ý Dự thảo lần thứ nhất Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, nhiệm kỳ 2025-2030. Các đồng chí Thường trực Huyện ủy chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Dự án 8 tại huyện Ia Pa. Ảnh: Vũ Chi

Ia Pa sơ kết 3 năm triển khai Dự án 8

(GLO)- Sáng 10-12, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tiến hành sơ kết 3 năm thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” giai đoạn 2021-2024.

Ảnh: Đ.M.P

Sró một thời...

(GLO)- Từ trung tâm huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đi chừng 30 km là đến xã Sró. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều lần trong các chuyến công tác, tôi đã qua lại nơi đây. Kỷ niệm thì nhiều, nhưng tôi nhớ nhất là hồi chú Trần Quốc Bảo làm Bí thư Huyện ủy.

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

Gia Lai: Công bố 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Quyết định số 783/QĐ-UBND về việc công bố danh mục gồm 3 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực tài sản kết cấu hạ tầng chợ do nhà nước đầu tư, quản lý thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương, UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

Tặng 600 chiếc áo ấm cho thiếu nhi xã Đak Sơ Mei

(GLO)- Chiều 6-12, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Đảng ủy-UBND-Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Đak Sơ Mei (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” nhằm trao tặng áo ấm cho thiếu nhi trên địa bàn xã.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Đak Đoa điều chỉnh giảm dự toán vốn thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 4 Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn hơn 300 triệu đồng. Ảnh Hà Duy.

Đak Đoa điều chỉnh vốn sự nghiệp thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững

(GLO)- Hội đồng nhân dân huyện Đak Đoa vừa ban hành Nghị quyết số 26/NQ-HĐND về việc điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp chưa giải ngân hết trong năm 2023 đã được chuyển nguồn sang năm 2024 và điều chỉnh dự toán vốn sự nghiệp năm 2024 thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (đợt 2).

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Mùa cà phê chín đỏ

Mùa cà phê chín đỏ

(GLO)- Dưới ánh nắng rực rỡ của những ngày cuối tháng 11, trên khắp các vườn cà phê chín đỏ, không khí thu hoạch rộn rã hơn. Năm nay, bà con nông dân đón mùa vụ với sự hân hoan lớn khi lần đầu tiên cà phê có một mức giá cao nhất lịch sử.