Khám phá di tích nhà thờ cổ trăm năm tuổi bên dãy Chư Đăng Ya

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Qua hơn một trăm năm, ngôi nhà thờ cổ H'Bâu nay chỉ còn lại tàn tích tháp chuông rêu phong giữa màu xanh của cây lá, khiến ta không khỏi nghĩ đến thuở đầu, khi tiếng chuông đầu tiên từ thánh đường này ngân vọng, dội vào vách đá trong thâm sâu đại ngàn.

 Nhà thờ cổ H'Bâu nằm dưới chân núi Chư Đang Ya hùng vĩ, thuộc làng Xõa (Chư Păh, Gia Lai). Ảnh: Chu Thế Dũng
Nhà thờ cổ H'Bâu nằm dưới chân núi Chư Đang Ya hùng vĩ, thuộc làng Xõa (Chư Păh, Gia Lai). Ảnh: Chu Thế Dũng
Nhà thờ cổ H'Bâu được xây dựng vào năm 1909, phía trước nhà thờ còn ghi dòng chữ Hán: Kỷ Dậu niên (năm Kỷ Dậu). Xưa, muốn vào được nơi đây phải vượt qua hai dãy núi Chư Jôr và Chư Nâm hiểm trở cùng bao mối đe dọa trong lòng rừng già. Ảnh: Chu Thế Dũng
Nhà thờ cổ H'Bâu được xây dựng vào năm 1909, phía trước nhà thờ còn ghi dòng chữ Hán: Kỷ Dậu niên (năm Kỷ Dậu). Xưa, muốn vào được nơi đây phải vượt qua hai dãy núi Chư Jôr và Chư Nâm hiểm trở cùng bao mối đe dọa trong lòng rừng già. Ảnh: Chu Thế Dũng
 
Đường đến nhà thờ cổ H'Bâu đi qua một vùng chiêm trũng mà người dân ở đây quen gọi là
Đường đến nhà thờ cổ H'Bâu đi qua một vùng chiêm trũng mà người dân ở đây quen gọi là "cánh đồng Ngô Sơn". Mạch ngầm từ lòng núi là "bầu nước ngọt" vô tận nuôi dưỡng những mùa vàng dưới chân ngọn Chư Nâm. Nước nguồn từ đây lại chảy mãi cho đến khi đổ ra hồ T'Nưng. Vào tháng 11, những thửa ruộng được tháo nước chờ đến ngày thu hoạch. Ảnh: Chu Thế Dũng
Qua hơn một thế kỷ, do sự tàn phá nặng nề của chiến tranh nên ngôi thánh đường này chỉ còn giữ lại được một phần tháp chuông và mặt trụ phía trước. Ảnh: Chu Thế Dũng
Qua hơn một thế kỷ, do sự tàn phá nặng nề của chiến tranh nên ngôi thánh đường này chỉ còn giữ lại được một phần tháp chuông và mặt trụ phía trước. Ảnh: Chu Thế Dũng
Dù trong làng đã xây dựng nhà thờ mới nhưng nhiều người J'rai vẫn ghé đến đây để dâng hoa và cầu nguyện mỗi ngày. Dưới tháp chuông, tượng Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá được treo trang trọng như một sự tưởng nhớ của họ đến ngôi thánh đường cổ đang dần bị thời gian chôn vùi. Ảnh: Chu Thế Dũng
Dù trong làng đã xây dựng nhà thờ mới nhưng nhiều người J'rai vẫn ghé đến đây để dâng hoa và cầu nguyện mỗi ngày. Dưới tháp chuông, tượng Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá được treo trang trọng như một sự tưởng nhớ của họ đến ngôi thánh đường cổ đang dần bị thời gian chôn vùi. Ảnh: Chu Thế Dũng
 Từ tàn tích tháp chuông của ngôi nhà thờ cổ, ta có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của núi Chư Đang Ya - một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động hàng triệu năm trước đang vào mùa dã quỳ nở rộ. Ảnh: Chu Thế Dũng
Từ tàn tích tháp chuông của ngôi nhà thờ cổ, ta có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của núi Chư Đang Ya - một miệng núi lửa đã ngừng hoạt động hàng triệu năm trước đang vào mùa dã quỳ nở rộ. Ảnh: Chu Thế Dũng
 
Dưới chân hai ngọn Chư Đang Ya và Chư Nâm, người dân J'rai từ bao đời nay vẫn giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống trong sinh hoạt đời thường và lao động. Họ sống hòa hợp với thiên nhiên, trồng trọt và chăn nuôi trên những thửa đất bazan màu mỡ mà trời đất đã ban tặng. ​Ảnh: Chu Thế Dũng
Dưới chân hai ngọn Chư Đang Ya và Chư Nâm, người dân J'rai từ bao đời nay vẫn giữ gìn được những nét văn hóa truyền thống trong sinh hoạt đời thường và lao động. Họ sống hòa hợp với thiên nhiên, trồng trọt và chăn nuôi trên những thửa đất bazan màu mỡ mà trời đất đã ban tặng. ​Ảnh: Chu Thế Dũng


Phạm Ly (LĐO)


 

Có thể bạn quan tâm

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Lần đầu đến Krong

Lần đầu đến Krong

(GLO)- Cho đến thập niên 90 của thế kỷ trước, những người có mặt ở Gia Lai sau năm 1975 như chúng tôi cũng chỉ nghe nói đến căn cứ địa cách mạng Krong chứ không mấy ai vào được nơi này, bởi điều kiện giao thông và phương tiện đi lại vô cùng gian khó.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Pleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

E-magazinePleiku hướng đến đô thị hiện đại, giàu bản sắc-Kỳ 1: “Đất lành chim đậu”

(GLO)-Sau ngày giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Pleiku đã chung sức, đồng lòng vượt qua khó khăn, phát huy bản lĩnh, trí tuệ để kiến thiết, xây dựng quê hương. Từ một thị xã hoang tàn sau chiến tranh, Pleiku đã phát triển mạnh mẽ và trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.