'Có thể trục lợi hàng trăm ngàn tỷ đồng!'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Địa ốc Đất Lành, đã thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình với BizLIVE trước đề xuất của Tập đoàn Tuần Châu làm Đại lộ ven sông Sài Gòn.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành - Ảnh: BizLIVE.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành - Ảnh: BizLIVE.


“Trước tiên tôi cho rằng hình thức BT là loại gian lận thương mại lớn nhất, trục lợi lớn nhất, có thể trục lợi hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ ở vụ này. Mình đâu biết người ta làm đường bao nhiêu tiền để đổi lấy một miếng đất quá lớn cũng không biết bao nhiêu tiền. Cho nên BT là một cái u nhọt phải loại bỏ, quan điểm của tôi từ trước tới nay là vậy, chấm dứt ngay dù cho BT một cái cống, cây cầu hay tuyến đường từ quận 1 đi Củ Chi”, ông Đực bày tỏ.

Theo ông, hai chuyện là khác nhau, không ai đi nhập nhằng chuyện đất và xây dựng hạ tầng. Ban đầu chúng ta chưa có kinh nghiệm, sao chép một phần của nước ngoài. Nhưng ở nước ngoài mọi chuyện minh bạch, công khai đấu thầu… trong khi chúng ta triển khai thì rất dễ bị trục lợi, kể cả đi làm từ thiện cũng trục lợi.

Ông Đực cho rằng, xây dựng là xây dựng, bản vẽ đem ra đấu thầu công khai. Tuyến đường Đại lộ ven sông Sài Gòn nếu được triển khai thì phải đem chia ra làm 10 gói thầu, 20 gói thầu… chứ không phải 1 gói thầu. Để mỗi doanh nghiệp làm một đoạn nhằm thi đua nhau về công tác chất lượng và tiến độ. Miếng đất cũng chia ra làm cả trăm gói thầu khác nhau chứ không chỉ 1 gói thầu.

Vị này dẫn chứng bán sỉ bao giờ cũng rẻ hơn bán lẻ. Thay vì bán 100 món hàng cho 1 người thì đương nhiên họ sẽ trả rẻ. Bây giờ bán lẻ 100 món hàng cho 100 người sẽ được giá hơn.

“Cho nên chuyện BT bây giờ phải tuyệt đối cấm và thành phố đã tạm thời dừng triển khai các dự án BT. Và làm Đại lộ ven sông Sài Gòn đề xuất theo hình thức BT cũng phải chấm dứt”, ông Đực chia sẻ quan điểm.

Trả lời câu hỏi nên hay không làm dự án đại lộ ven sông Sài Gòn vào lúc này, ông Đực cho rằng: “Cái nào ích nước lợi dân thì làm. Tùy theo nền tài chính của thành phố. Ví dụ thành phố nghĩ rằng bán 100 miếng đất đó đủ tiền để đầu tư xây dựng thì cũng nên làm để phát triển xã hội, còn nếu không đủ tiền làm thì thôi để đó 10 năm sau làm cũng không muộn”.

Đại lộ ven sông Sài Gòn là một trong các dự án lớn mà Tập đoàn Tuần Châu đề xuất được triển khai tại TP.HCM.

Đại lộ có chiều dài 59km, nối huyện Củ Chi về đến quận 1, từ điểm cầu Bến Súc (huyện Củ Chi) tới ngã ba Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi (quận 1), tổng mức đầu tư khoảng 63.500 tỷ đồng, đề xuất thực hiện theo hình thức BT.

Tập đoàn Tuần Châu đề xuất được phân bổ chi phí giải phóng mặt bằng, xây lắp, tư vấn, dự phòng với tổng giá trị là 57.568 tỷ đồng (chưa gồm lãi vay). Tập đoàn này đề xuất TP.HCM bố trí quỹ đất 12.398 ha, tương đương 5% tổng diện tích TP.HCM (209.600 ha), gấp hơn 10 lần diện tích của quận 1 (gần 800 ha).

Với vận tốc dự kiến 100 km/giờ, khi dự án hoàn thành sẽ chỉ mất khoảng 20-30 phút di chuyển từ Củ Chi về trung tâm thành phố. Chủ đầu tư dự kiến hoàn thành dự án sau 18 tháng thi công.

Huyền Trâm (BizLIVE)

Có thể bạn quan tâm

Kẹt xe kéo dài gần 20 km tại đèo An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Kẹt xe kéo dài gần 20km trên quốc lộ 19 tại đèo An Khê

(GLO)- Ngày 12-12, tại đèo An Khê nối tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định, hàng trăm chiếc ô tô con, xe khách, xe tải, container bị mắc kẹt kéo dài gần 20 km nhiều giờ liền. Nguyên nhân giữa đèo có hố nước sâu khiến các phương tiện không thể lưu thông qua lại.

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.