Cơ thể thiếu sắt có thể gây nên những bệnh gì?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sắt là khoáng chất quan trọng trong việc tạo máu. Thiếu máu do thiếu sắt có thể gây ra nhiều bệnh lý như gây ra tình trạng tim đập nhanh, gây căng thẳng, suy giảm hệ miễn dịch, thậm chí có thể gây suy giảm khả năng sinh sản và gây sẩy thai...
 
Cơ thể con người cần khoáng chất sắt để tạo ra huyết sắc tố Hemoglobin, một loại protein trong tế bào hồng cầu giúp chúng vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận khác trong cơ thể. Thiếu máu chỉ là giai đoạn cuối của quá trình thiếu sắt kéo dài.
Các nguyên nhân gây thiếu sắt:
- Ăn uống thiếu chất, lượng sắt không đủ đáp ứng nhu cầu cơ thể. Đặc biệt ở những người ăn kiêng, người già, người có chế độ ăn uống không cân đối cũng sẽ thiếu hụt sắt.
- Chảy máu trong do lở loét, ung thư ruột kết, việc sử dụng thường xuyên các loại thuốc giảm đau, aspirin, những loại thuốc kháng viêm, chảy máu đường tiết niệu.
- Người bị viêm dạ dày, viêm ruột, mắc các bệnh về đường tiêu hóa,...
Các triệu chứng thường gặp do thiếu sắt  
Mệt mỏi bất thường
Cảm thấy rất mệt mỏi, mệt mỏi bất thường là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên triệu chứng này là một phần bình thường của cuộc sống hiện đại, bận rộn, nên có thể khó chẩn đoán tình trạng cụ thể.
Da nhợt nhạt hơn bình thường
Da nhợt nhạt hơn bình thường ở các vùng như mặt, mí mắt dưới bên trong hoặc móng tay có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu sắt vừa hoặc nặng. Các huyết sắc tố Hemoglobin trong tế bào hồng cầu làm cho máu có màu đỏ. Vì vậy, nồng độ Hemoglobin thấp sẽ làm cho máu ít có màu đỏ hơn. 
Khó thở, thở gấp
Nồng độ hemoglobin thấp dẫn đến nồng độ oxy cũng sẽ thấp. Điều này có nghĩa là cơ bắp của bạn sẽ không nhận đủ oxy để thực hiện các hoạt động bình thường, chẳng hạn như đi bộ. Kết quả, nhịp thở của bạn sẽ tăng lên khi cơ thể cố gắng lấy thêm oxy. 
Chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu
Thiếu sắt khiến các mạch máu trong não sưng lên, gây ra áp lực và khiến người bệnh đau đầu hoặc đau nửa đầu, chóng mặt, hoa mắt, giảm khả năng tập trung.
Tim đập nhanh
Trong trường hợp thiếu sắt, tim phải làm việc nhiều hơn để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Nếu không được điều trị, điều này có thể dẫn đến nhịp tim không đều hoặc nhanh và thậm chí dẫn đến suy tim, suy phổi.
Da và tóc khô, hư tổn
Da và tóc có thể nhận được ít oxy từ máu hơn trong quá trình thiếu sắt, khiến chúng trở nên khô và hư tổn. Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, điều này có thể dẫn đến rụng tóc, rụng thành từng cục hoặc nhiều hơn bình thường.
Sưng, đau lưỡi và miệng
Dễ dàng nhân biết một trong những dấu hiệu thiếu sắt đó là nhìn vào khoang miệng: lưỡi sưng, viêm, nhợt nhạt, hoặc khô miệng, nứt khóe miệng, loét miệng. Đôi khi các vết nứt trên khóe miệng của bạn cũng có thể là một dấu hiệu.
Hội chứng chân bồn chồn
Hội chứng chân bồn chồn không yên là sự kích thích mạnh mẽ để di chuyển chân khi nghỉ ngơi, gây khó chịu hoặc có cảm giác ngứa ngáy ở chân. Tình trạng này hay xảy ra vào ban đêm khiến người bệnh khó ngủ. Nồng độ sắt càng thấp, triệu chứng càng nặng.
Các dấu hiệu thiếu sắt khác
Chân tay lạnh, dễ bị nhiễm trùng do hệ miễn dịch giảm, thèm đồ ăn lạ như đất sét, đá, phấn,… điều này hay xảy ra ở phụ nữ có thai.
Phòng ngừa tình trạng thiếu sắt
- Người bị thiếu máu do thiếu sắt nên ăn các loại thịt màu đỏ như thịt bò, thịt lợn, gan, các loại rau xanh đậm, ngũ cốc,…
- Trẻ đang tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai và cho con bú, phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt... cần bổ sung nhiều sắt hơn.
- Bổ sung sắt bằng các loại viên sắt theo chỉ định, tư vấn của bác sĩ. Thời điểm uống viên sắt tốt nhất là lúc sáng mới thức dậy, hoặc sau ăn sáng 1-2 giờ. Không được uống sắt cùng lúc với canxi, không uống thuốc bằng nước trà, cà phê, thay vào đó nên uống sắt cùng nước cam, các loại nước giàu vitamin C để sắt được hấp thu tối đa.
- Phòng chống các bệnh nhiễm ký sinh trùng, sốt rét, vệ sinh sạch sẽ môi trường.
NHẬT PHI (THEO HEALTHLINE/LĐO)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.