Có thể thai đã chết lưu trước khi đến bệnh viện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau khi nghiên cứu các hồ sơ của vụ việc, Sở Y tế cho rằng đây là trường hợp thai chết lưu có thể xảy ra trước khi đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược-Hoàng Anh Gia Lai.  

 Sở Y tế cho rằng có thể thai đã chết lưu trước khi sản phụ đến bệnh viện ĐHYD-HAGL. Ảnh: Văn Ngọc.
Sở Y tế cho rằng có thể thai đã chết lưu trước khi sản phụ đến bệnh viện ĐHYD-HAGL. Ảnh: Văn Ngọc

Theo tin từ Sở Y tế, cơ quan này vừa có Văn bản số 271/BC-SYT để báo cáo về việc minh thông tin thai chết lưu tại Bệnh viện Đại học Y dược-Hoàng Anh Gia Lai. Trước đó, Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em thuộc Bộ Y tế cũng đã yêu cầu Sở Y tế xác minh và báo cáo thông tin về vụ việc này. Theo đó, ngay sau khi nhận được thông tin, Sở Y tế đã chỉ đạo Bệnh viện ĐHYD-HAGL tổng hợp hồ sơ liên quan đến bệnh nhân L.T.M.D (SN 1991, trú tại huyện Chư Sê), đồng thời thành lập Hội đồng khoa học của bệnh viện để làm rõ nội dung trong đơn khiếu nại của gia đình bệnh nhân.

Qua xác minh tại bệnh viện này cho thấy, trưa 12-10, bệnh nhân L.T.M.D đã đăng ký khám bệnh tại Phòng Khám Tổng quát 1 do bác sĩ Trương Đình Hưng khám và ghi nhận triệu chứng rằng: bệnh nhân đang mang thai ở tuần thứ 33, khởi bệnh đã 2 ngày, bệnh nhân sốt cao, ho nhiều, đau họng, nghẹt mũi, người mệt. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ đề nghị khám thêm ở Phòng Khám sản nhưng bệnh nhân từ chối với lý do đã khám thai trước đó nhưng không mang theo kết quả siêu âm trước đó. Sau đó bác sĩ Hưng đã kê đơn thuốc điều trị ngoại trú, khi đó đã cân nhắc kỹ các thuốc không chống chỉ định với phụ nữ mang thai rồi hướng dẫn bệnh nhân đến khám tại Phòng Khám Tai-Mũi-Họng. Tại đây, bác sĩ Cao Thị Hoàng Vân khám thì nhận thấy bệnh nhân ho có đờm nhiều kèm đau họng, nghẹt mũi, khó thở, phải thở bằng miệng. Bác sĩ Vân cũng đã xem xét toa thuốc của bác sĩ Hưng đã kê trước đó rồi kê thêm toa thuốc khác để hỗ trợ nhau.

Đến ngày 21-10, bệnh nhân đến khám tại Phòng Khám Sản phụ khoa, qua siêu âm ghi nhận thai đã ngưng phát triển trong tử cung khoảng 34 tuần, có dấu hiệu chồng sọ. Bác sĩ có tư vấn đầy đủ thông tin và khuyên bệnh nhân nhập viện nhưng gia đình và bệnh nhân đã từ chối. 1 ngày sau, người nhà bệnh nhân đã đến gặp bác sĩ Hưng và bác sĩ Vân để phản ánh về tình hình bệnh nhân thì đã được giải thích rõ nhưng sau đó gia đình vẫn làm đơn khiếu nại.

Sau đó, qua họp Hội đồng khoa học của Bệnh viện thống nhất xác định: theo y văn, thai chết lưu trong tử cung có đến 20-50% không rõ nguyên nhân; thuốc Acemuc mà người nhà nghi vấn là thuốc thuộc nhóm B, tương đối an toàn trên thai nhi và hiện tại vẫn sử dụng ở Khoa sản; các thuốc gây dị tật nặng nề hoặc gây chết thai chỉ xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ; bác sĩ đã chẩn đoán thai 33 tuần và đã đề nghị bệnh nhân khám sản nhưng gia đình từ chối; tất cả 8 loại thuốc sử dụng cho bệnh nhân không có loại thuốc nào chống chỉ định trên bệnh nhân có thai 3 tháng cuối theo phân loại mức độ nguy cơ của Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ; để làm rõ nguyên nhân cần làm tất cả các xét nghiệm cần thiết.

Trong ghi đó, theo ghi nhận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, bệnh nhân nhập viện vào ngày 20-10 với chẩn đoán thai con so 33 tuần tuổi đã chết lưu. Sản phụ đã được bệnh viện cho uống thuốc để sinh chỉ huy. Tối 24-10 sản phụ sinh 1 bé trai, nặng 1,9kg đã chết, sau khi sinh sản phụ tỉnh táo, sức khỏe ổn định. Theo Sở Y tế, qua nghiên cứu hồ sơ, biên bản họp Hội đồng khoa học của Bệnh viện ĐHYD-HAGL và hồ sơ bệnh án của Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Sở Y tế nhận thấy đây là trường hợp thai chết lưu có thể xảy ra trước khi đến khám tại Bệnh viện ĐHYD-HAGL.

Đồng thời, Sở Y tế cũng đề nghị lãnh đạo Bệnh viện này tăng cường chỉ đạo các khoa chuyên môn khi kê đơn điều trị ngoại trú cho bệnh nhân phải thực hiện đúng hướng dẫn trong Thông tư số 05/2016/TT-BYT của Bộ Y tế, đặc biệt cần xem xét và thận trọng đối với các phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, Sở cũng đề nghị Bệnh viện tiếp tục tổ chức gặp mặt thăm hỏi, động viên, chia sẻ sự mất mát đau buồn của sản phụ và gia đình. Về nguyên nhân, Sở Y tế kiến nghị cần làm rõ tiền sử thai ngén; diễn tiến quá trình mang thai; tình trạng bệnh lý của mẹ; tình trạng ối; tình trạng bánh rau; tình trạng dây rốn; xét nghiệm bất đồng nhóm máu Rh; nhiễm sắc thể; dị dạng thai… đặc biệt cần làm giải phẫu tử thi để có kết luận chính xác.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

1 chén dâu tây mỗi ngày giúp giảm mỡ máu lại tốt cho tim, não

Bệnh tim mạch vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu mới vừa được công bố trên tạp chí khoa học Critical Reviews in Food Science and Nutrition đã phát hiện một loại trái cây được yêu thích có thể thúc đẩy sức khỏe tim mạch và não bộ đồng thời kiểm soát mức cholesterol

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Thiếu vitamin C gây hại thế nào cho cơ thể?

Vitamin C là một trong những chất chống ô xy hóa quan trọng, giúp tăng cường khả năng miễn dịch và góp phần vào nhiều chức năng khác của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C không những khiến hệ miễn dịch suy yếu mà còn gây nhiều tác động tiêu cực.