Có nên trồng cây vạn tuế trước nhà?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Với dáng đứng uy nghi cùng với sự sống mãnh liệt, cây vạn tuế trong phong thủy tượng trưng cho sự kiên trì, bền bỉ để vươn đến sự thành công trong cuộc sống.

Cây vạn tuế có tên khoa học là Cycas revoluta. Cây có nguồn gốc từ phía Nam của Nhật Bản.

Không chỉ được gọi là vạn tuế cây còn có tên khác là cây chuối chịu lửa hay cây đuôi phượng. Cây sống lâu năm, ưa sáng và thường trồng trang trí sân vườn. Thân cây vạn tuế có hình trụ vàng, sần sùi và thường cao khoảng 2 - 4m.

Cây vạn tuế mini.
Cây vạn tuế mini.

Với dáng đứng uy nghi cùng với sự sống mãnh liệt, cây vạn tuế trong phong thủy tượng trưng cho sự kiên trì, bền bỉ để vươn đến sự thành công trong cuộc sống.

Ngoài ra, cây vạn tuế còn tượng trưng cho sự trường thọ, vĩnh cửu, bởi cây có tuổi thọ rất cao. Cây vạn tuế thường được sử dụng để tặng cho người thân với mong muốn người thân được sống lâu, đắc đại thọ.

Vẻ đẹp và sự thanh nhã của cây vạn tuế tạo nên một không gian yên bình và hòa hợp. Nó giúp cân bằng năng lượng trong ngôi nhà và tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu giữa các thành viên trong gia đình.

Vì vậy, đây là cây cảnh phong thủy lý tưởng để vượng khí trong nhà. Bạn có thể đặt cây ban công, phòng khách và những nơi khác.

Cây vạn tuế phù hợp với trồng trước trước nhà, sân vườn, phòng khách. (Ảnh minh họa: website choicaycanh)

Cây vạn tuế phù hợp với trồng trước trước nhà, sân vườn, phòng khách. (Ảnh minh họa: website choicaycanh)

Mặc dù trồng cây vạn tuế trước nhà là tốt nhưng tuyệt đối không được trồng ngay giữa cửa chính, lối đi vào nhà mà nên trồng chếch về một bên. Nên ưu tiên vị trí cây đón được nắng và gió. Thường xuyên chăm sóc cây, cắt tỉa để cây không cản trở năng lượng tốt đi vào nhà.

Đặc biệt những người mệnh Thủy hoặc mệnh Mộc khi trồng loại cây này thì sẽ kích thích tài lộc, đón may mắn, mọi chuyện từ công việc đến tình duyên đều được thông hành và viên mãn.

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo

Có thể bạn quan tâm

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

Pleiku: Quy hoạch đô thị để định hình bản sắc và phát triển bền vững

(GLO)- Khai thác thế mạnh về điều kiện tự nhiên, cảnh quan môi trường để xây dựng đô thị có bản sắc riêng gắn với phát triển du lịch, dịch vụ và các giá trị văn hóa bản địa là mục tiêu mà TP. Pleiku đang tập trung hướng tới thông qua các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết.
Khẳng định thế và lực

Khẳng định thế và lực

Số liệu vừa được Cục Thống kê TP HCM công bố cho thấy bức tranh kinh tế-xã hội 8 tháng đầu năm 2024 của thành phố tiếp tục phục hồi-bao gồm sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, giải ngân đầu tư công...
Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Cứu sông Ba chờ đến bao giờ?

Hơn 1 triệu người dân các tỉnh Gia Lai, Phú Yên ngày đêm bức xúc, mong ngóng các bộ, ngành khắc phục "sai lầm thế kỷ" khi quy hoạch thủy điện An Khê - Ka Nak, trả lại nước cho sông Ba.
Chở đất lên núi

Chở đất lên núi

Sống trên núi, nhưng lại không có đất để san lấp các công trình, dự án, chủ đầu tư phải xuống các huyện miền xuôi mua đất với quãng đường vận chuyển hàng trăm ki lô mét. Nghịch lý này đang diễn ra ở các huyện miền núi Nghệ An.