Cỗ máy siêu nhỏ đoạt giải Nobel hóa học có thể tìm diệt tế bào ung thư

Nghiên cứu cỗ máy nhỏ nhất thế giới ở cấp phân tử đoạt giải Nobel hóa học năm 2016 có thể tiêu diệt hiệu quả tế bào ung thư.
 

Hình minh họa những cỗ máy siêu nhỏ tiêu diệt các tế bào ung thư.
Hình minh họa những cỗ máy siêu nhỏ tiêu diệt các tế bào ung thư.

Ngày 12-10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển trao giải Nobel hóa học năm 2016 trị giá 930.000 USD cho ba nhà khoa học bao gồm: Jean-Pierre Sauvage tại Đại học Strasbourg (Pháp), J. Fraser Stoddart tại Đại học Northwestern (Mỹ) và Bernard L. Feringa tại Đại học Groningen (Hà Lan), theo New York Times.

Họ là những người tiên phong chế tạo thành công cỗ máy phân tử nhỏ nhất thế giới có kích thước bằng khoảng một phần nghìn chiều rộng sợi tóc con người. Công nghệ này có thể được ứng dụng để tạo ra vật liệu mới, các cảm biến và hệ thống lưu trữ năng lượng mới.

"Xét về quá trình phát triển, động cơ phân tử hiện nay giống như thời kỳ động cơ điện trong những năm 1830. Khi đó, các nhà khoa học trưng bày vô số mẫu tay quay và bánh xe khác nhau mà không biết một ngày chúng sẽ dẫn đến sự ra đời của tàu điện, máy giặt, quạt, và máy chế biến thực phẩm", Ủy ban Nobel hóa học cho biết.

Công nghệ nano tạo ra các cấu trúc siêu nhỏ có kích cỡ nanomet, hay một phần tỷ của một mét. Đây là lĩnh vực nghiên cứu đạt được nhiều thành công trong vài thế kỷ qua.

 

Chân dung ba nhà khoa học nhận giải Nobel Hóa học 2016.
Chân dung ba nhà khoa học nhận giải Nobel Hóa học 2016.

Năm 1983, Jean-Pierre Sauvage có những bước đi đầu tiên trong việc chế tạo cỗ máy phân tử khi ông tạo ra hai vòng tròn phân tử lồng vào nhau nhờ sử dụng ion đồng. Những phân tử này gọi là catenane.

Năm 1991, Fraser Stoddart tổng hợp được rotaxane, phân tử dạng vòng bao quanh một trục phân tử hình quả tạ. Phân tử dạng vòng này có thể trượt dọc theo trục, giống như một hạt trên bàn tính. Nhờ đó Stoddart xây dựng thành công một con chip máy tính nhỏ mà thực chất là bàn tính phân tử, cũng như các thiết bị phức tạp khác như thang máy phân tử, cơ bắp nhân tạo.

Năm 1999, Bernard Feringa trở thành người đầu tiên chế tạo động cơ phân tử. Đó là cánh quạt phân tử siêu nhỏ hoạt động bằng ánh sáng, quay liên tục theo cùng một hướng. Động cơ này quay không nhanh, nhưng 15 năm sau đó Feringa và cộng sự đẩy tốc độ quay lên 12 triệu vòng mỗi giây. Năm 2011, nhóm nghiên cứu của Feringa gắn 4 động cơ tương tự vào khung xe phân tử, tạo ra chiếc xe hơi nano 4 bánh.

Trong cơ thể sinh vật sống tồn tại nhiều cỗ máy phân tử chuyên chở vật liệu xung quanh tế bào, xây dựng cấu trúc protein và tham gia quá trình phân chia tế bào. So với chúng, những cỗ máy phân tử nhân tạo vẫn còn khá đơn giản, nhưng các nhà khoa học hy vọng công nghệ mới sẽ có nhiều ứng dụng trong tương lai.

"Hãy nghĩ về những cỗ máy nano, robot siêu nhỏ trong tương lai mà các bác sĩ bơm vào mạch máu của bạn. Chúng sẽ tự động tìm kiếm và tiêu diệt tế bào ung thư cũng như vận chuyển thuốc", Feringa nói. "Công nghệ này có thể dẫn đến việc tạo ra vật liệu thông minh, thay đổi đặc tính dựa vào tín hiệu bên ngoài".

Theo tienphong

Có thể bạn quan tâm

Đụng độ giữa cảnh sát và những người ủng hộ cựu thủ tướng Pakistan Imran Khan

Đụng độ giữa cảnh sát và những người ủng hộ cựu thủ tướng Pakistan Imran Khan

(GLO)-Cảnh sát Pakistan đã đụng độ với những người ủng hộ cựu thủ tướng Imran Khan ngày 14/3, khi họ đến bên ngoài nhà riêng của ông ở thành phố Lahore (đông Pakistan) để bắt giữ chính trị gia này vì ông đã không trình diện trước tòa án liên quan cáo buộc tham nhũng, theo Hãng tin AP.
Hội đồng bảo an LHQ thảo luận về xung đột Nga- Ucraine

Hội đồng bảo an LHQ thảo luận về xung đột Nga- Ucraine

(GLO)-

Theo phóng viên TTXVN tại Liên Hợp Quốc (LHQ), ngày 14/3, Hội đồng bảo an LHQ đã có cuộc họp để thảo luận liên quan xung đột Nga- Ucraine. Cuộc họp diện mở này diễn ra theo đề nghị của Phái đoàn Đại diện thường trực Liên bang Nga tại LHQ và có sự tham gia của một số đại diện truyền thông từ Nga, Ukraine.

Mỹ cáo buộc nhưng Nga không thừa nhận vụ rơi máy bay không người lái

Mỹ cáo buộc nhưng Nga không thừa nhận vụ rơi máy bay không người lái

(GLO)-Theo thông báo từ Bộ quốc phòng Mỹ, hai chiếc Su-27 của Nga đã chặn máy bay do thám không người lái của Mỹ và một trong số chúng đã va vào cánh quạt và đã làm rơi máy bay không người lái của Mỹ, lúc 7giờ 3 phút sáng 14/3 (giờ địa phương). Bộ Ngoại giao Mỹ sau đó đã triệu tập đại sứ Nga để phản đối về việc này.
Ô nhiễm đại dương nghiêm trọng gây ung thư ở người

Ô nhiễm đại dương nghiêm trọng gây ung thư ở người

(GLO)-Giáo sư, Tiến sĩ Zaidi Embong thuộc Khoa Khoa học và Công nghệ ứng dụng, Đại học Tun Hussein Onn Malaysia (UTHM) vừa cho biết, hạt nhựa siêu nhỏ - vi nhựa (microplastics) và nước thải đã qua xử lý của các nhà máy hạt nhân được coi là những mối đe dọa lớn tiềm ẩn đối với sức khỏe con người- theo TTXVN.
Thủ tướng Trung Quốc nguyên là Bí thư Thượng Hải

Thủ tướng Trung Quốc nguyên là Bí thư Thượng Hải

(GLO)-Tại phiên họp toàn thể Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa 14 tổ chức ngày 11/3 với sự tham gia của gần 3.000 đại biểu, Quốc hội Trung Quốc đã bầu ông Lý Cường, 63 tuổi, đảm nhiệm chức Thủ tướng, kế nhiệm ông Lý Khắc Cường- theo Reuters.
Nhân vật cấp cao của Taliban thiệt mạng do bị đánh bom

Nhân vật cấp cao của Taliban thiệt mạng do bị đánh bom

(GLO)-Chính quyền Taliban cho biết thống đốc tỉnh Balkh (Afghanistan) đã thiệt mạng trong một vụ tấn công liều chết tại văn phòng của ông hôm 9/3. BBC cho biết Tỉnh trưởng Mohammad Dawood Muzammil thiệt mạng sau vụ nổ ngay trong văn phòng làm việc của ông ở TP Mazar-e Sharif, thủ phủ tỉnh Balkh hôm 9-3.
“Chúng tôi muốn cạnh tranh và giành chiến thắng trước Trung Quốc”

“Chúng tôi muốn cạnh tranh và giành chiến thắng trước Trung Quốc”

(GLO)-Phản hồi cảnh báo của Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương mới đây về nguy cơ có thể dẫn đến xung đột, người phát ngôn Nhà Trắng tuyên bố: “Chúng tôi tìm kiếm sự cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc. Chúng tôi không tìm kiếm xung đột… Chúng tôi muốn cạnh tranh và giành chiến thắng trước Trung Quốc, nhưng chúng tôi chỉ muốn giữ ở mức độ đó”- Reuters dẫn lời ông John Kirby nói ngày 7/3.
Mỹ và phương Tây đã cố kiềm chế và đàn áp Trung Quốc

Mỹ và phương Tây đã cố kiềm chế và đàn áp Trung Quốc

(GLO)-Theo Tân Hoa Xã ngày 7/3 đưa tin, tham dự phiên họp của các cố vấn chính trị thuộc Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc (hay còn gọi là Chính hiệp) khóa 14 tại Bắc Kinh, Chủ tịch Tập Cận Bình lưu ý rằng các nước phương Tây, do Mỹ dẫn đầu, đã cố kiềm chế và đàn áp Trung Quốc, mang đến những thách thức khó khăn chưa từng có đối với sự phát triển của Trung Quốc.