Cơ hội để bỏ kỳ thi tốt nghiệp, đỡ tốn "cả ngàn tỉ"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Dịch COVID-19 bùng phát trở lại có thể là cơn cớ hợp lý để thực hiện bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay. Một kỳ thi biết trước sẽ tốn kém cả ngàn tỉ mà tỉ lệ trượt hàng năm chỉ vài %.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn được coi là một gánh nặng tốn kém, lãng phí với
Kỳ thi tốt nghiệp THPT luôn được coi là một gánh nặng tốn kém, lãng phí với "hàng ngàn tỉ" chi phí với tỉ lệ tốt nghiệp liên tục 97%-98%. (Ảnh Sơn Tùng/LĐO)



“Cả ngàn tỉ” là tính toán của Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Lê Trung Chinh lấy ngay từ dữ liệu Đà Nẵng: 1 triệu dân: 12.000 cháu dự thi, và “mức thấp nhất”: 2 tỉ đồng.

Đà Nẵng thấp nhất cũng 2 tỉ thì Hà Nội, TP HCM phải gấp đến “cả chục lần”.

Với bình quân 400.000 đồng/cháu, kinh phí từ ngân sách để tổ chức kỳ thi cho khoảng “1 triệu cháu” ngốn thêm 400 tỉ nữa.

Đó là còn chưa kể tới chi phí tiền túi từ phụ huynh, chưa kể chi phí thời gian.

Tiền là một con số, tiền là một khoản giải ngân, nhưng tiền cũng là một chi phí, một gánh nặng, vấn đề ở chỗ tiền đó ở túi ai, ai phải chi, và chi để làm gì.

Thật ra, từ rất nhiều năm, cái vế “kết quả” của hàng ngàn tỉ đó đã được mang ra bàn bạc, phản biện rất rất nhiều lần.

Kết quả năm 201x: 97,57% cháu đỗ tốt nghiệp THPT. Kết quả năm 201x+1: 98,36% cháu đỗ. Đỗ dễ đến mức chỉ cần không có điểm liệt.

Sau khi dịch COVID-19 bùng phát, lần lượt Đà Nẵng, Quảng Nam đã gửi kiến nghị dừng tổ chức kỳ thi tốt nghiệp. Một đề nghị rất hợp lý trong hoàn cảnh có nơi đang phải thực hiện cách ly xã hội, khắp nơi thực hiện giãn cách, không tập chung đông người.

Hồi âm từ Bộ Giáo dục, đến giờ, vẫn là lời lẽ trấn an “các đồng chí bình tĩnh, sát sao, bám sát diễn biến”, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ.

Riêng các địa phương khác thì “bám sát tình hình để chuẩn bị Kỳ thi theo lịch trình đã đề ra. Tôi tin rằng với quyết tâm cao của lãnh đạo các địa phương, Ban chỉ đạo thi các địa phương, với sự đồng lòng của học sinh, phụ huynh và toàn thể nhân dân, chúng ta cố gắng sao để kỳ thi diễn ra an toàn tuyệt đối cả về an ninh, công bằng và an toàn sức khỏe”- lời Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.

Dịch bệnh thì không có mắt, và COVID-19 lây nhiễm không có ngoại lệ, không phụ thuộc vào sự “quyết tâm” hay “đồng lòng” tổ chức kỳ thi.

Đáng lẽ ra, nên coi dịch bệnh như là một cơn cớ mang tính lối thoát để chúng ta có thể dừng tổ chức kỳ thi năm nay.

Dừng một lần để thấy hoá ra không có kỳ thi, chỉ cần xét tốt nghiệp, cũng chẳng sao.

Dừng một lần để biết chắc tiết kiệm được “cả ngàn tỉ” trong bối cảnh cần tập chung mọi nguồn lực phát triển kinh tế, trong khi sức dân đang cạn dần.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/co-hoi-de-bo-ky-thi-tot-nghiep-do-ton-ca-ngan-ti-824420.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Dứt khoát khi làm luật

Dứt khoát khi làm luật

Trong chuyến đi mới đây, trước khi máy bay hạ cánh để quá cảnh Đài Loan, người viết được nghe phi hành đoàn chuyến bay nhắc nhở hành khách không được mang thuốc lá điện tử vào vùng lãnh thổ này, vì chính quyền sở tại cấm thuốc lá điện tử.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Hiệu quả thực hành nghề nghiệp

Nếu có dịp nào đó chuyện trò với những sinh viên từng trải nghiệm thực tế ở doanh nghiệp trong một kỳ thực tập hoặc một trong những buổi học theo mô hình "học phần doanh nghiệp", chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề đáng để suy nghĩ cả về phía nhà trường lẫn về phía doanh nghiệp.