(GLO)- Xã Đăk Tơ Pang (huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) từng là căn cứ địa cách mạng kiên cường trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. 50 năm sau ngày giải phóng, mảnh đất anh hùng đã khoác lên mình áo mới với nhiều đổi thay đáng tự hào.
(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.
(GLO)- Những năm qua, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) chú trọng tuyên truyền, hỗ trợ người dân áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp giúp nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng và đem lại nguồn thu nhập ổn định.
(GLO)- Với sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng nỗ lực vươn lên của người dân, diện mạo xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc. Hiện tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 17,29%, đời sống vật chất và tinh thần của bà con được cải thiện rõ rệt.
(GLO)- Một thời, Ia Blứ được mệnh danh là “thủ phủ” hồ tiêu của huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai). Nhưng rồi, sau “cơn bạo bệnh”, cây hồ tiêu chết hàng loạt, đời sống người dân nơi đây chịu biết bao khó khăn, trở ngại.
(GLO)- Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, nhiều nông dân huyện Phú Thiện đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cho thu nhập cao, từng bước vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính mảnh đất của mình.
(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.
(GLO)- Những năm gần đây, nông dân trong tỉnh đã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương và nhu cầu thị trường. Đây là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế trên một diện tích đất.
(GLO)- Được “tiếp sức” từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) huyện, nhiều nông dân ở huyện Chư Păh có thêm điều kiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, từng bước nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
(GLO)- Từ khi triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo xã Bar Măih (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) ngày càng khởi sắc.
(GLO)- Mấy năm gần đây, nhiều hộ dân ở thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi một số loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả mang lại thu nhập ổn định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Rời công việc trong ngành Tài nguyên và Môi trường khu vực miền Đông Nam Bộ, cử nhân công nghệ sinh học Nguyễn Đức Thiên (sinh năm 1990) lên thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng của tỉnh Lâm Đồng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích đất lúa một vụ bằng giải pháp định canh giống lan hồ điệp, mang về những khoản lợi nhuận vượt trội kế hoạch dự kiến ban đầu.
(GLO)- Với việc huy động các nguồn lực xã hội và tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao ý thức tự vươn lên của người dân, công tác giảm nghèo của xã Ia Rtô (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đạt được những kết quả ấn tượng. Năm 2023, xã phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 2%, hộ cận nghèo 6% để hướng tới xây dựng xã nông thôn mới nâng cao.
(GLO)- Những năm qua, xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) chú trọng đổi mới hình thức tuyên truyền, phát huy hiệu quả các kênh thông tin nhằm giúp người dân tiếp cận các chủ trương, chính sách và kiến thức để phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.
(GLO)- Những năm gần đây, các địa phương trong tỉnh Gia Lai tích cực hướng dẫn người dân chuyển đổi những diện tích đất trồng lúa thường xuyên bị hạn và cây trồng kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Việc chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, giúp người dân nâng cao thu nhập trên một diện tích.
(GLO)- Thành phố Pleiku hiện có 22.180 người cao tuổi (NCT), chiếm khoảng 8% dân số. Thực hiện phong trào thi đua “Tuổi cao-gương sáng”, cán bộ, hội viên NCT phát huy vai trò nêu gương trong sinh hoạt lẫn việc làm, phát triển kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
(GLO)- Đầu năm 2020, anh Nguyễn Văn Hưởng (thôn 4, xã Sơ Pai, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) chuyển đổi 5 sào cà phê sang trồng 100 cây vú sữa Hoàng Kim. Mỗi năm, vườn cây mang về cho gia đình anh nguồn thu nhập gần 160 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
(GLO)- Cùng với tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Kbang còn chú trọng tập huấn, hướng dẫn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
(GLO)- Từ năm 2019, huyện Ia Grai đã triển khai mô hình trồng dâu nuôi tằm với quy mô 14,6 ha tại các xã: Ia Bă, Ia Hrung, Ia Grăng và Ia Pếch. Tuy nhiên, do không tìm được đầu ra sản phẩm nên hiện chỉ còn một số hộ tại xã Ia Bă và Ia Pếch duy trì mô hình này.
(GLO)- Những năm gần đây, người dân huyện Chư Păh đã đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng. Hướng đi này góp phần mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân.
(GLO)- Sau giai đoạn khủng hoảng với cây hồ tiêu, nhiều nông dân huyện Chư Pưh đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao thu nhập.
(GLO)- Làng Kon Lốc 1 (xã Đak Rong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) có 73 hộ đồng bào dân tộc Bahnar. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của cộng đồng, đến nay, làng không còn hộ nghèo.
(GLO)- Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cải tạo vườn tạp, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhiều hộ đồng bào thiểu số ở huyện Mang Yang (tỉnh Gia Lai) đã vươn lên thoát nghèo.