Chúng ta đã làm gì trong đại dịch?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sau này, khi tất cả đã qua đi, nhớ về những "ngày corona" này, trong mỗi chúng ta rồi sẽ hỏi: Ngày ấy ta đã làm gì?

 

Những "ngày corona" ở tầm đại dịch toàn cầu quả là những ngày kỳ lạ. Mỗi sáng người người cập nhật số bệnh nhân mới, số người được chữa khỏi, người không may mắn tử vong ở khắp nơi trên thế giới, rồi người nhiễm bệnh, người liên quan F1, F2 có khi ở ngay cạnh nhà mình, những khu vực cách ly.

Những đứa trẻ không đi học buồn chán ở trong nhà hoặc phải đeo khẩu trang, mũ bảo hộ ngay ngoài công viên. Những lời nhắc nhở: khai báo y tế trung thực, hạn chế đến chỗ đông người, rửa tay và đeo khẩu trang khi tiếp xúc...

Những ngày này, rất nhiều người đọc tin tức về corona với nhiều nỗi lo âu, nhiều nỗi bất an.

Bên cạnh nỗi bất an dịch bệnh, người người còn canh cánh hình ảnh Đồng bằng sông Cửu Long đang nứt nẻ mặn chát như đồng muối, còn nỗi lo về cuộc suy thoái kinh tế khốc liệt đang bắt đầu... Và ngần đó có phải sẽ là tất cả những gì chúng ta nhắc nhớ sau này?

Cuộc đời vốn dĩ không chỉ là những chuyện đầy âu lo như thế.

Nhiều người đã và đang ghi vào ký ức những ngày đang sống này những câu chuyện thật đẹp.

Một cụ ông 90 tuổi mắc bệnh phổi đến tặng ban phòng chống dịch địa phương mình một chiếc máy thở.

Bà doanh nhân chân đất vẫn chân đất đến góp 50 tấn gạo phục vụ khu vực cách ly.

Các nghệ sĩ đứng ra tài trợ phòng áp lực âm tại bệnh viện, quần áo bảo hộ, dụng cụ y tế để tăng cường khả năng điều trị.

Hàng ngàn người đang đêm ngày phục vụ việc khoanh vùng, cách ly để hạn chế bệnh lây lan. Những đơn vị nghiên cứu sáng tạo bộ xét nghiệm virus, buồng khử khuẩn.

Những người khác nữa vừa xông xáo đi, vừa xắn tay làm, vừa quyên góp để trang bị máy lọc nước đến miền Tây đang thừa nước mặn khát nước ngọt.

Nhiều người khác nữa sẵn lòng góp sức trước một lời kêu gọi chung tay chống dịch, vượt hạn...

Chúng ta đã làm gì trong đại dịch?

Câu hỏi của ngày mai, của tương lai khi nhớ lại rằng đời mình đã trải qua một đại dịch toàn cầu, trải qua trong từng giờ, từng ngày của cuộc đời chứ không chỉ là đọc trong sách lịch sử.

Việc lớn hay việc nhỏ, một sự góp sức, chung tay cùng những nỗ lực tột bực của Chính phủ hôm nay sẽ trở thành câu chuyện thật đẹp, thật đáng tự hào của chính mình mai sau.

Người có tên tuổi, có sức ảnh hưởng, có khả năng tổ chức thì đi trước đóng góp, kêu gọi, hành động. Người làm khoa học thì nghiên cứu, sáng tạo. Người bình thường hưởng ứng, góp sức. Còn câu trả lời nào thuyết phục được ngày mai hơn là khi những thiệt hại, mất mát của những ngày này đã được bù đắp, xoa dịu bằng chính bàn tay của mình.

Chúng ta đã làm gì trong đại dịch?

Nếu chúng ta góp một phần nào đó cho hôm nay thì mai này khi nhớ lại, chúng ta sẽ nhớ những ngày này, không phải là những ngày âu lo mà là những ngày của những câu chuyện đẹp.

Theo PHẠM VŨ (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Chi tiêu đúng chỗ là đầu tư cho tương lai

Một vấn đề bao trùm được các đại biểu Quốc hội quan tâm, trước hết là chúng ta nên triển khai quyết liệt, hiệu quả công cuộc cải cách thể chế - một trong 3 đột phá chiến lược nhằm giải quyết các thách thức phát triển, mở ra tiềm năng lớn hơn nữa.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.