Chuẩn bị nguồn lực cho giai đoạn phát triển mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Tiếp nối đà tăng trưởng hơn 5% của quý I, tình hình kinh tế-xã hội tháng 4 tiếp tục khởi sắc trên hầu hết các lĩnh vực. Các tổ chức quốc tế như: WB, IMF, ADB đánh giá cao và dự báo tích cực về kinh tế Việt Nam. Niềm tin của doanh nghiệp, người dân vào sự phục hồi kinh tế hậu Covid-19 rất lớn. Đó là cơ hội để chúng ta tự tin bước qua giai đoạn khó khăn nhất, chuẩn bị tâm thế, nguồn lực cho giai đoạn phát triển mới.

 

Sản xuất các loại loa và tai nghe điện thoại di động tại nhà máy của Công ty TNHH Điện tử Foster (Bắc Ninh), tại Khu Công nghiệp Đô thị và Dịch vụ VSIP Bắc Ninh, xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ảnh minh họa: Thống Nhất/TTXVN
Sản xuất các loại loa và tai nghe điện thoại di động tại nhà máy của Công ty TNHH Điện tử Foster tại Khu Công nghiệp Đô thị và Dịch vụ VSIP Bắc Ninh (xã Phù Chẩn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Ảnh minh họa: Thống Nhất/TTXVN

Sau thời gian dài chống dịch quyết liệt, bao phủ nhanh vắc xin cho người dân, dịch Covid-19 ở nước ta đã được kiểm soát và đẩy lùi. Số bệnh nhân giảm mạnh, số ca trở nặng không đáng kể. Cuộc sống hầu như đã trở lại với nhịp điệu bình thường. Cộng đồng doanh nghiệp cũng nhanh chóng khôi phục sản xuất, xuất-nhập khẩu tiếp tục đà tăng trưởng. Kinh tế vĩ mô tiếp tục duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát trong bối cảnh chịu nhiều sức ép trong nước và quốc tế; những sai phạm trên lĩnh vực bất động sản, chứng khoán… đã được xử lý kịp thời giúp thị trường vốn trở lại quỹ đạo phát triển an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững.

Việc Chính phủ mở cửa thị trường du lịch quốc tế từ giữa tháng 3 là một cú hích mạnh mẽ cho ngành du lịch khôi phục nhanh chóng. Khách quốc tế trong tháng 4 tăng gấp 2,4 lần so với tháng 3 và gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, tổng 4 tháng tăng 184,7%. Nhìn những bãi biển từ Bắc chí Nam đông nghịt người nghỉ dưỡng; sân bay, bến tàu chật kín khách đi chơi dịp lễ 30-4, 1-5, các khu du lịch Sa Pa, Bà Nà, Quy Nhơn, Đà Lạt, Nha Trang… quá tải, nhiều khách sạn hết phòng từ sớm, tuy có chút lo lắng về an ninh trật tự, năng lực phục vụ… nhưng điều đó cũng cho thấy tín hiệu vui khi du lịch phục hồi nhanh, sẽ mở đường cho quá trình phục hồi kinh tế diễn ra mạnh mẽ hơn.  

Các chuyên gia cho rằng, đây là lúc những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 105/NQ-CP của Chính phủ cần tiếp tục thực hiện để đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế; giúp chúng ta tự tin bước qua khó khăn, tính kế cho một giai đoạn bùng nổ mới.   

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho biết: Trên 90% doanh nghiệp được khảo sát đánh giá cao tính tích cực của Nghị quyết 105/NQ-CP và cho rằng những chính sách đề ra là kịp thời, phù hợp, thiết thực, giúp doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn, khôi phục sản xuất kinh doanh. Nhờ đó mà tình trạng đứt gãy chuỗi sản xuất nhanh chóng được khắc phục; gánh nặng chi phí được tháo gỡ đáng kể thông qua chính sách giảm tiền điện, hỗ trợ viễn thông, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi suất…

Tỷ lệ trở lại thị trường của doanh nghiệp trong quý I-2022 được đánh giá là cao nhất từ trước đến nay, gấp 2,1 lần mức trở lại hoạt động trong quý I trung bình giai đoạn 2017-2021. Điều đó cho thấy, niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đã dần trở lại sau 2 năm chống dịch.

Tuy nhiên, cần nhanh chóng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, như áp lực tăng lương để thu hút lao động trở lại; chưa giải ngân hết gói vay hỗ trợ trả lương cho người lao động, thiếu vốn sản xuất kinh doanh; giá cả nguyên vật liệu, xăng dầu tăng cao; một số thị trường bị ảnh hưởng lớn do những bất ổn chính trị trên thế giới… để doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

Hiệu quả các chính sách và giải pháp của Chính phủ không chỉ phụ thuộc vào nội hàm chính sách mà còn phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai thực hiện. Chính sách đúng cần phải được triển khai kịp thời, xuyên suốt từ trung ương đến địa phương, phát huy tiềm năng thế mạnh của từng vùng, nâng cao hiệu quả của chính sách đã đề ra. Có như vậy, chúng ta mới có thể tự tin bước qua giai đoạn khó khăn, chuẩn bị tinh thần, nguồn lực cho một giai đoạn phát triển mới của đất nước.

 

 ĐÌNH CƯƠNG
 

Có thể bạn quan tâm

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.

Hành động thực chất

Hành động thực chất

Không chỉ "vừa chạy vừa xếp hàng" mà còn phải bứt tốc để cùng lúc chuẩn bị, triển khai cả về diện rộng lẫn chiều sâu, xắn tay vào nhiều đầu việc quan trọng ngay những ngày đầu năm 2025. Đó là tâm thế của TP.HCM lúc này.