Chư Sê ưu tiên đầu tư đường giao thông nông thôn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Xác định việc xây dựng đồng bộ hạ tầng nông thôn là “chìa khóa” thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đã ưu tiên nhiều nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực này.

Tuyến đường bê tông xi măng liên thôn rộng 3 m, dài 2 km nối từ làng Phăm Klăh đến làng Phăm Kleo Ngol (xã Bar Maih) vừa hoàn thành, mang lại niềm vui cho người dân nơi đây. Tổng kinh phí xây dựng gần 2 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Hnoih-Trưởng thôn Phăm Kleo Ngol-phấn khởi cho biết: “Trước đây, tuyến đường này là đường đất nên việc đi lại và vận chuyển nông sản hết sức khó khăn, đặc biệt là vào mùa mưa. Do đó, dù giá nông sản có tăng nhưng chi phí vận chuyển cao nên lợi nhuận không đáng kể. Được Nhà nước quan tâm đầu từ làm đường bê tông kiên cố, dân làng mừng lắm. Từ nay, việc lưu thông dễ dàng hơn rất nhiều”.

Ông Nguyễn Văn Thương-Chủ tịch UBND xã Bar Maih-cho hay: “Từ năm 2022 đến nay, trên cơ sở các nguồn vốn đầu tư gần 2,4 tỷ đồng, xã đã làm mới 2 công trình đường giao thông nông thôn với chiều dài trên 2,4 km. Việc đầu tư làm mới các tuyến đường không những giải quyết nhu cầu đi lại mà còn giảm chi phí vận chuyển nông sản, tháo gỡ nút thắt về giao thông, là cầu nối giúp kinh tế-xã hội của địa phương phát triển trong thời gian đến”.

Tuyến đường Bờ Ngoong-xã Dun (đoạn qua thôn Tứ Kỳ Nam, xã Al Bá, huyện Chư Sê) được nhựa hóa. Ảnh: P.N

Tuyến đường Bờ Ngoong-xã Dun (đoạn qua thôn Tứ Kỳ Nam, xã Al Bá, huyện Chư Sê) được nhựa hóa. Ảnh: P.N

Còn ông Hồ Minh Hậu-quyền Chủ tịch UBND xã Ia Glai thì thông tin: Từ năm 2022 đến nay, trên cơ sở nguồn vốn phân bổ của các chương trình mục tiêu quốc gia, xã đã đầu tư hơn 1,4 tỷ đồng làm các tuyến đường bê tông xi măng tại làng Yon Tok, thôn Hương Phú, thôn Vườn Ươm với tổng chiều dài hơn 1,6 km. Nhờ đó, hệ thống giao thông trong xã được thông suốt, việc đi lại của người dân thuận lợi hơn rất nhiều.

Từ năm 2022 đến nay, huyện Chư Sê đã đầu tư làm mới, nâng cấp và đưa vào sử dụng 53 công trình giao thông nông thôn với chiều dài trên 32,6 km, tổng kinh phí gần 44 tỷ đồng.

Trong khi đó, qua nhiều năm đưa vào sử dụng, tuyến đường dài 18 km từ xã Bờ Ngoong đi các xã: Kông Htok, Al Bá, Dun đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Đây là tuyến đường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người dân các địa phương phía Đông của huyện Chư Sê. Do vậy, UBND huyện quyết định phân bổ 30 tỷ đồng để thực hiện Dự án đường giao thông Bờ Ngoong-xã Dun. Cuối năm 2022, tuyến đường hoàn thành và đưa vào sử dụng.

Ông Dương Duy Hùng-Chủ tịch UBND xã Kông Htok-chia sẻ: Trước đây, tuyến đường qua xã bị xuống cấp, gây khó khăn trong vận chuyển nông sản của người dân. Nhờ có sự quan tâm của tỉnh và huyện, tuyến đường được đầu tư sửa chữa, giúp cho việc đi lại, giao thương thuận lợi. Bên cạnh đó, năm 2022, từ nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, xã đã đầu tư hơn 1,3 tỷ đồng làm đường nội làng Chư Ruồi Sul và làng U Diếp với tổng chiều dài gần 1,8 km. “Trong năm nay, từ nguồn vốn phân bổ 800 triệu đồng của chương trình mục tiêu quốc gia, xã tiếp tục đầu tư làm mới đường nội làng Sơr Dơ Mó và làng Dơ Nông Ó với tổng chiều dài gần 700 m”-ông Hùng nói.

Trao đổi với P.V, ông Trần Quốc Sĩ-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện-cho biết: Từ nay đến năm 2025, huyện định hướng phát triển hệ thống giao thông nông thôn phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tạo sự gắn kết, liên hoàn thông suốt nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế và đi lại của người dân. Trong đó, chú trọng các công trình kết nối với những vùng sản xuất lớn, vùng đông dân cư nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.