Chư Sê: Sôi nổi phong trào hiến máu tình nguyện

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Nhiều năm qua, huyện Chư Sê là một trong những địa phương dẫn đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) của tỉnh Gia Lai.
 

Người dân huyện Chư Sê tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Hồng Ngọc
Người dân huyện Chư Sê tham gia hiến máu tình nguyện. Ảnh: Hồng Ngọc


Với thông điệp “Sẻ giọt máu đào-Trao niềm hy vọng”, Ban Chỉ đạo vận động HMTN huyện Chư Sê phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) vừa phát động chương trình HMTN đợt 2-2020.

Ông Nguyễn Phấn Tiến-Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo vận động HMTN huyện Chư Sê-cho hay: Những năm qua, nhờ sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội Chữ thập đỏ và Huyện Đoàn trong tuyên truyền, vận động nên công tác HMTN đạt được kết quả tích cực. Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo, các xã: Chư Pơng, Ia Pal và xã Dun… là những đơn vị, địa phương đi đầu trong phong trào nhân văn này.

Đang làm thủ tục hiến máu, anh Đinh NhRói-Bí thư Đoàn xã Ayun-cho biết: Ngoài việc hiến máu thường xuyên, anh còn vận động trên 20 đoàn viên, thanh niên trong xã tham gia HMTN. “Đến nay, tôi đã tham gia HMTN được 9 lần. Mỗi giọt máu cho đi là mang lại niềm hy vọng sống cho người bệnh. Vì vậy, tôi sẽ tiếp tục hiến máu khi còn sức khỏe và sẽ tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia hiến máu”-anh NhRói khẳng định.

Còn chị Dương Thị Liêm-giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (xã Ia Glai) thì chia sẻ: “Tôi tham gia hiến máu được 12 lần. Mỗi lần hiến máu, tôi cảm thấy rất vui vì mình đã làm một việc có ích cho cộng đồng”.

Anh Đỗ Lê Công Thành-Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Máu nóng Chư Sê, người đã có 8 lần HMTN-cho hay: “Câu lạc bộ vừa được thành lập với 31 thành viên. Mục đích của Câu lạc bộ là tập hợp những tình nguyện viên với tinh thần tự nguyện, sẵn sàng tham gia hiến máu, đồng thời tuyên truyền về nghĩa cử cao đẹp của hiến máu cứu người và vận động mọi người hiến máu trong các tình huống khẩn cấp”.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ huyện Chư Sê cho biết thêm: “Phong trào HMTN ngày càng đi vào chiều sâu và được các tầng lớp nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Nhờ vậy, từ năm 2012 đến nay, chúng tôi đã vận động được trên 6.000 lượt người đăng ký tham gia và tiếp nhận được 5.237 đơn vị máu an toàn. Riêng năm 2020 đã tiếp nhận được 848 đơn vị máu an toàn, đạt 121% chỉ tiêu do Ban Chỉ đạo vận động HMTN tỉnh giao”.

HỒNG NGỌC

Có thể bạn quan tâm

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.