Chư Pưh: Khẩn trương bàn giao mặt bằng phục vụ công trình cầu 110

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng công trình cầu 110 thuộc dự án nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên, đến nay, đã có 21 hộ dân của xã Ia Le (huyện Chư Pưh, Gia Lai) đồng ý ký nhận tiền bồi thường, hỗ trợ. Hiện UBND huyện Chư Pưh đang khẩn trương bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. 

 

Cầu 110 cơ bản xây dựng đã hoàn thành. Ảnh: N.S
Cầu 110 mới xây dựng đã cơ bản hoàn thành.   Ảnh: N.S
Cầu 110 nằm trên tuyến quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) giáp ranh giữa tỉnh Gia Lai và Đak Lak. Đoạn đường này quanh co và có độ dốc cao, cây cầu cũ nhỏ hẹp và đã xuống cấp. Vì vậy, việc xây dựng thêm một cây cầu mới để phân 2 làn xe chạy là rất cần thiết nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Hiện nay, cầu 110 mới xây dựng đã cơ bản hoàn thành. Huyện Chư Pưh đang đẩy nhanh các thủ tục để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công làm đường dẫn lên cầu.
Công trình cầu 110 được khởi công xây dựng từ tháng 6-2017 do Ban Quản lý đường Hồ Chí Minh (Bộ Giao thông-Vận tải) làm chủ đầu tư. Liên quan đến công trình này có 22 hộ dân thuộc thôn 6 (xã Ia Le) có diện tích đất bị ảnh hưởng khi thi công làm đường dẫn lên cầu với chiều dài tuyến là 358 mét. Để thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng làm đường dẫn lên cầu 110, UBND huyện Chư Pưh đã chỉ đạo các ngành liên quan phối hợp với chính quyền xã Ia Le tuyên truyền, vận động và đối thoại với người dân; đồng thời thực hiện việc hỗ trợ đền bù những diện tích đất thu hồi theo đúng quy định của nhà nước.
Trong quá trình triển khai, hầu hết các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đều chấp nhận mức giá hỗ trợ, đền bù. Hiện tại, huyện đã chi trả cho 21 hộ thống nhất phương án bồi thường, hỗ trợ và bàn giao bằng mặt cho đơn vị thi công. Là một trong những hộ đã bàn giao mặt bằng cho dự án, ông Nguyễn Ánh chia sẻ: “Tôi có 200 m2 đất nằm trong diện bị thu hồi để làm đường dẫn lên cầu. Bản thân tôi thấy việc mở đường là điều kiện tốt để phát triển kinh tế, thuận lợi đi lại, giao thương. Vì vậy, ngoài việc vui vẻ chấp hành, tôi còn vận động thêm các hộ dân trong thôn có đất thuộc khu vực giải tỏa tự tháo dỡ mái hiên và vật kiến trúc trên đất để bàn giao cho đơn vị thi công sớm triển khai công trình”.
Ông Nguyễn Tuấn Hiệp-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng huyện Chư Pưh-cho biết: Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho UBND huyện làm chủ đầu tư tiểu dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên, đơn nguyên cầu 110. Tháng 6-2017, huyện bắt đầu tổ chức bồi thường, giải phóng mặt bằng đúng theo trình tự, thủ tục. Đến ngày 16-10, chỉ còn hộ ông Trần Ngọc Thành chưa giao mặt bằng cho đơn vị thi công với 26 m chiều dài đường. Theo phương án được phê duyệt, phần diện tích 238,5 m2 mà gia đình ông Thành dựng lều quán và có trồng một số cây cối, hoa màu thuộc phạm vi giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ. Vì ông Thành lấn chiếm sử dụng nên sẽ bị thu hồi và nhận số tiền hỗ trợ là 131.587.530 đồng. Tuy nhiên, ông Thành không đồng ý với phương án bồi thường trên. Nguyên nhân chủ yếu là do hộ ông Thành không thống nhất giá hỗ trợ, bồi thường phần hạn chế sử dụng đất trong hành lang đường bộ (25 m tính từ tim đường vào) và một số vật kiến trúc, cây cối phải tháo dỡ hoàn toàn, cho rằng giá thấp. Đồng thời, gia đình ông Thành còn có một số đòi hỏi ngoài quyền hạn của địa phương như: yêu cầu biên bản cam kết đối với các công trình đang tồn tại trong phần hạn chế khả năng sử dụng đất phải có chữ ký của Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải; bố trí đất tái định cư ngoài quỹ đất quy hoạch tái định cư của huyện…
“Từ khi bắt đầu thực hiện hỗ trợ, bồi thường giải phóng mặt bằng đến nay, huyện và xã đã tiến hành đối thoại với các hộ dân gần 50 lượt, riêng hộ ông Trần Ngọc Thành là 15 lượt nhưng ông vẫn không đồng ý bàn giao mặt bằng. Sáng 17-10, Chủ tịch Hội đồng bồi thường huyện và các thành viên đã tiến hành đối thoại, tuyên truyền lần cuối nhưng hộ ông Thành vẫn không đồng ý. Tuy nhiên, chiều 18-10, ông Thành đã đến Phòng Kinh tế-Hạ tầng chấp nhận mức giá hỗ trợ bồi thường của UBND huyện đưa ra”-ông Hiệp cho biết.
Cũng theo ông Hiệp, chính quyền địa phương sẽ cử lực lượng xuống hỗ trợ gia đình ông Thành tháo dỡ vật kiến trúc di dời cây cối để sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.

Ngọc Sang

Có thể bạn quan tâm

“Khoác áo mới” cho đô thị vào xuân

“Khoác áo mới” cho đô thị vào xuân

(GLO)- Tại khắp các địa phương trong tỉnh Gia Lai, công tác chỉnh trang đô thị đang được khẩn trương thực hiện, bảo đảm sáng-xanh-sạch-đẹp phục vụ Nhân dân vui xuân, đón Tết Nguyên đán 2025 và chào mừng đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Kbang: Làm đẹp không gian đô thị chào đón Xuân mới. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang làm đẹp không gian đô thị chào đón Xuân mới

(GLO)- Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 đang đến gần, cơ quan chức năng và người dân huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, làm đẹp các tuyến đường góp phần tạo diện mạo phố xá sáng-xanh-sạch-đẹp đón mừng Xuân mới.

Nhiều bạn trẻ đã đặt lịch chụp ảnh từ sớm để đón Tết Nguyên đán 2025 (ảnh nhân vật cung cấp).

Dịp Tết, nhiều dịch vụ “ăn nên làm ra”

(GLO)- Ngay từ đầu tháng Chạp, nhu cầu đăng ký, sử dụng các dịch vụ trong dịp Tết như chụp ảnh, dọn nhà, giặt ủi... của người dân tăng cao. Đây cũng là khoảng thời gian các doanh nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ này “ăn nên làm ra”.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.