Chư Prông: Đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình trọng điểm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngay từ đầu năm 2018, Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện Chư Prông, Gia Lai đã tích cực đôn đốc các đơn vị thi công nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình xây dựng cơ bản, đảm bảo giải ngân theo kế hoạch.

Năm 2018, tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của huyện Chư Prông là hơn 136,5 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương hơn 39,3 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh hơn 30,7 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện hơn 33,3 tỷ đồng và vốn trái phiếu Chính phủ hơn 33,1 tỷ đồng). Trên cơ sở kế hoạch vốn đầu tư được giao, UBND huyện đã phân bổ cho 46 dự án, công trình. Trong đó, tập trung triển khai xây dựng các công trình trọng điểm như: đường liên xã Ia Băng-Ia Vê, trụ sở UBND thị trấn Chư Prông, trụ sở UBND xã Ia O, thủy lợi Ia Púch, Trạm Y tế các xã Ia O, Ia Băng, Ia Piơr, Thăng Hưng và các tuyến đường nội thị trấn Chư Prông...

 

Thi công công trình trụ sở UBND thị trấn Chư Prông. Ảnh: L.N
Thi công công trình trụ sở UBND thị trấn Chư Prông. Ảnh: L.N

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện Chư Prông, tính đến thời điểm này, khối lượng thực hiện xây dựng cơ bản trên địa bàn đạt hơn 12,2 tỷ đồng (đạt 20,9% kế hoạch) và đã giải ngân được hơn 17,2 tỷ đồng (đạt 29,4% kế hoạch). Ông Trương Quang Bảo-Giám đốc Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện Chư Prông, cho biết: Quá trình triển khai xây dựng các công trình trên địa bàn thời gian qua tương đối thuận lợi. Hiện nay, khâu tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu cũng được rút ngắn rất nhiều vì thực hiện công khai trên mạng internet. Nhờ đó, việc lựa chọn nhà thầu đa dạng hơn và có thể lựa chọn các nhà thầu uy tín, đủ năng lực để thực hiện hiệu quả các gói thầu. “Tất cả các công trình mà Ban Quản lý thực hiện đều được đẩy nhanh tiến độ thi công. Đặc biệt, chúng tôi luôn xác định việc đẩy nhanh tiến độ là cần thiết nhưng quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo chất lượng công trình”-ông Bảo nhấn mạnh.

Để các công trình trọng điểm được triển khai thi công đúng tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, UBND huyện Chư Prông đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai đồng bộ các giải pháp. Trong đó, Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện chủ động phối hợp với các nhà thầu, đơn vị tư vấn thiết kế, thi công tập trung giám sát và đôn đốc thi công các công trình. Các phòng, ban chức năng tập trung giải quyết nhanh gọn các thủ tục hành chính liên quan đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thu hồi đất; chính quyền các xã, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình triển khai thi công các công trình.

Bên cạnh đó, tranh thủ những tháng đầu năm thời tiết nắng ráo, các đơn vị thi công đã đẩy nhanh tiến độ các công trình đường giao thông, hoàn thành phần cứng các công trình xây dựng. Đến nay, huyện đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 3 tuyến đường, gồm: đường Trần Phú, đường vành đai thôn 6 (thị trấn Chư Prông), đường khu quy hoạch đồi tràm. Theo ông Trương Quang Bảo, do sắp bước vào mùa mưa bão nên Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng huyện chủ động đôn đốc nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các gói thầu. Trong đó, các công trình xây dựng như trụ sở, trường học phải hoàn thành phần móng, lên tường và lợp mái để vào mùa mưa vẫn có thể thi công bình thường.

“Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với các đơn vị tư vấn giám sát thường xuyên kiểm tra, nghiệm thu các hạng mục, thi công đến đâu nghiệm thu đến đó để tạo điều kiện cho các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Nhất là đối với các hạng mục trường học, sửa chữa phòng học cần đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng trước năm học mới. Nếu đơn vị nào chậm tiến độ, chúng tôi sẽ xử phạt và không cho tham gia đấu thầu nữa”-ông Trương Quang Bảo cho biết.

Gia Hưng

Có thể bạn quan tâm

Đường Hai Bà Trưng (TP. Pleiku) được đầu tư nâng cấp ngày càng hiện đại và khang trang. Ảnh Minh Tiến

Pleiku khởi sắc từ hạ tầng giao thông

(GLO)-Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Gia Lai. 50 năm sau ngày giải phóng, phố núi đã khoác lên mình diện mạo mới của một đô thị trẻ giàu tiềm năng phát triển. Trong đó, đáng chú ý nhất là hạ tầng giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại và khang trang.

 “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

“Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

(GLO)- Mô hình “Chợ dân sinh giảm thiểu rác thải nhựa-túi nilon” do Đoàn phường Yên Thế (TP. Pleiku) triển khai tại chợ Yên Thế đã góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc giảm thiểu sử dụng túi nilon và sản phẩm nhựa dùng một lần khi đi chợ để bảo vệ môi trường.

Tổ thu gom rác thải thôn 1 (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh) được thành lập từ tháng 10-2022, duy trì các hoạt động thu gom rác thải, góp phần bảo vệ môi trường. Ảnh: Văn Dư

Nông dân xử lý rác để giảm phát thải khí nhà kính

(GLO)- Sáng 24-3, tại Trung tâm Hội nghị Pleiku Palace (TP. Pleiku), Hội Nông dân tỉnh tiến hành hội thảo và tổng kết Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” tại Gia Lai.

Các đơn vị khẩn trương thi công hồ thị trấn Phú Hòa theo tiến độ. Ảnh: N.D

Dự án hồ thị trấn Phú Hòa: Kỳ vọng phát triển du lịch sinh thái

(GLO)- Dự án hồ thị trấn Phú Hòa (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) được khởi công vào cuối tháng 12-2023, dự kiến hoàn thành trong năm 2025. Công trình được kỳ vọng làm thay đổi cảnh quan môi trường, kết hợp du lịch sinh thái khu vực trung tâm huyện và mang lại nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nhờ chương trình xây dựng nông thôn mới, nhiều tuyến đường giao thông ở buôn Bluk (xã Phú Cần) được bê tông hóa giúp người dân đi lại thuận tiện. Ảnh: L.N

Krông Pa ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới giao thông

(GLO)-Huyện Krông Pa ưu tiên nguồn lực để đầu tư phát triển mạng lưới giao thông nông thôn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đến nay, hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực cho khu vực vùng sâu, vùng xa phát triển.