Chư Păh bảo đảm nước tưới vụ Đông Xuân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Để vụ Đông Xuân 2023-2024 đạt hiệu quả cao, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân chuyển đổi cây trồng, đưa giống chất lượng cao vào canh tác và gieo trồng tập trung.

Bên cạnh đó, huyện đặc biệt chú trọng duy tu sửa chữa công trình thủy lợi nhằm bảo đảm nguồn nước tưới cho cây trồng.

Chuẩn bị cho vụ Đông Xuân 2023-2024, huyện Chư Păh đã tiến hành sửa chữa công trình thủy lợi Ia Roey (xã Ia Mơ Nông) với kinh phí 43,3 triệu đồng; sửa chữa công trình thủy lợi làng Yăh (thị trấn Ia Ly) với kinh phí 51,5 triệu đồng; sửa chữa công trình thủy lợi Ia Naih (xã Ia Phí) với kinh phí 482,2 triệu đồng. Đồng thời, huyện chỉ đạo đội ngũ thủy nông viên quản lý chặt chẽ nguồn nước, vận hành, điều tiết nước theo nhu cầu sử dụng của từng loại cây trồng theo từng giai đoạn; phân lịch tưới hợp lý, tránh để tranh chấp nước tưới giữa cây cà phê, hồ tiêu với cây lúa.

Ông Hoàng Văn Cường-thủy nông viên xã Ia Nhin-cho hay: Công trình thủy lợi Ia Jing Nhông (xã Ia Nhin) có chiều dài kênh mương khoảng 3,3 km, tưới cho 30 ha lúa và gần 90 ha cây công nghiệp dài ngày. Để đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng, xã đã huy động người dân nạo vét kênh mương, quán triệt các hộ sử dụng nước tiết kiệm, không tháo nước tùy tiện tràn lan, tránh xảy ra tình trạng tranh chấp nước.
“Chúng tôi đề xuất với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn người dân xuống giống tập trung. Khi đó, chúng tôi sẽ cung cấp nước theo đợt cho từng cánh đồng, tránh lãng phí”-ông Cường chia sẻ.

Ông Hoàng Văn Cường-Thủy nông viên xã Ia Nhin kiểm tra nguồn nước thủy lợi Ia Jing Nhông. Ảnh: G.H

Ông Hoàng Văn Cường-Thủy nông viên xã Ia Nhin kiểm tra nguồn nước thủy lợi Ia Jing Nhông. Ảnh: G.H

Huyện Chư Păh có 12 công trình thủy lợi với 28,7 km kênh mương phục vụ tưới cho khoảng 770 ha cây trồng. Bà Lê Thị Ngọc Sơn-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện-cho biết: Trung tâm hướng dẫn các đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý, điều tiết nguồn nước kịp thời theo kế hoạch; khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý làm bờ cản trên kênh, tháo nước tràn lan gây thất thoát, thiếu nước khu vực cuối kênh. Đồng thời, tiếp tục đề xuất kinh phí để triển khai công tác duy tu, bảo dưỡng các công trình thủy lợi đang xuống cấp nhằm đảm bảo cấp nước phục vụ người dân; chủ động nạo vét các hệ thống kênh mương, đào ao trữ nước, lắp đặt và vận hành các trạm bơm để tận dụng tối đa nguồn nước từ hệ thống sông suối, hồ chứa.

Theo kế hoạch, vụ Đông Xuân 2023-2024, huyện Chư Păh sẽ gieo trồng 2.010 ha cây trồng các loại. Trong đó, 1.610 ha lúa (tăng 70 ha so với vụ Đông Xuân 2022-2023), 300 ha rau các loại, 50 ha bắp và 50 ha cây trồng khác.

Anh Sắc (làng Bàng, xã Ia Nhin) cho hay: “Gia đình tôi có 3 sào ruộng. Cán bộ xã, thủy nông viên thông báo mùa mưa năm nay kết thúc sớm và có thể thiếu nước cuối vụ nên tôi tranh thủ làm đất để xuống giống cho kịp thời vụ. Nhờ sự điều tiết nước tưới hợp lý của thủy nông viên nên bà con ở cánh đồng này sản xuất ổn định 2 vụ, không bị hạn”.

Người dân xã Ia Nhin nạo vét kênh mương để đưa nước về tưới cho cây trồng vụ Đông Xuân. Ảnh: G.H

Người dân xã Ia Nhin nạo vét kênh mương để đưa nước về tưới cho cây trồng vụ Đông Xuân. Ảnh: G.H

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Công Sơn-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện-cho biết: Công tác phòng-chống hạn được các cấp, các ngành quan tâm triển khai ngay từ đầu vụ. Trong đó, các cấp, các ngành thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn người dân gieo trồng sớm hơn 10-15 ngày so với năm trước ở những vùng nhận định có khả năng thiếu nước về cuối vụ; sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn để gieo trồng, không sản xuất tại các cánh đồng thường xuyên bị hạn những năm trước nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn hán gây ra. Các hộ dân đã chấp hành tốt việc không sản xuất tại vùng thường xuyên thiếu nước; có ý thức gieo trồng sớm, gieo trồng tập trung theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

“Để sản xuất lúa hiệu quả, người dân đã áp dụng quy trình sản xuất “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”. Ngoài ra, trong vụ Đông Xuân này, bà con tiếp tục sử dụng các giống lúa ĐT100 và HN6. Đây là 2 giống lúa đã được huyện triển khai thành công theo mô hình cánh đồng một giống và cho năng suất 6-7 tấn/ha (cao hơn giống lúa người dân trồng trước đây 3-5 tạ/ha).
Đồng thời, huyện tiếp tục nhân rộng cánh đồng lúa một giống ĐT100, HN6 và liên kết bao tiêu sản phẩm cho người dân. Theo kế hoạch phòng-chống hạn của huyện, địa phương nào để người dân gieo trồng trên các cánh đồng thường xuyên bị hạn mà không triển khai công tác tuyên truyền, vận động, không rà soát thì chủ tịch UBND xã, thủ trưởng các cơ quan được giao phụ trách xã phải chịu trách nhiệm trước UBND huyện”-ông Sơn thông tin thêm.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.