Chống khai thác IUU vì lợi ích của quốc gia, lợi ích của người dân, giữ hình ảnh đất nước

(GLO)- Tình hình chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn rất nhiều so với lần thanh tra thực tế lần thứ 2 vào năm 2019. Thủ tướng nhắc nhở: Phải nhận thức rằng, việc chống IUU không phải chỉ là hình thức, đối phó, mà vì lợi ích của quốc gia, lợi ích của người dân, giữ hình ảnh đất nước,...


Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa chủ trì Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với 28 tỉnh, thành phố ven biển về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ và trực tuyến tới hơn 600 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn, huyện, thị, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Dự hội nghị tại đầu cầu Trụ sở Chính phủ có các bộ trưởng, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; các chuyên gia, nhà khoa học. Dự hội nghị tại điểm cầu các địa phương có Bí thư, Chủ tịch UBND, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan từ cấp xã đến cấp tỉnh.

 Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động trong 180 ngày tới để thực hiện các khuyến nghị của EC trong việc gỡ thẻ vàng IUU, đồng thời xây dựng chiến lược lâu dài trong việc chống IUU - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch hành động trong 180 ngày tới để thực hiện các khuyến nghị của EC trong việc gỡ thẻ vàng IUU, đồng thời xây dựng chiến lược lâu dài trong việc chống IUU. Ảnh: VGP/Nhật Bắc



Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, tình hình chống khai thác IUU sau 5 năm Việt Nam bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo "thẻ vàng" đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế chậm khắc phục trên thực tế tại địa phương và đã được Đoàn Thanh tra của EC ghi nhận, đánh giá và khuyến nghị tại đợt thanh tra lần thứ 3 vừa qua.

Theo đó, EC ghi nhận và đánh giá cao quyết tâm chính trị của Việt Nam, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp tốt với các bộ, ngành và địa phương chỉ đạo và tổ chức triển khai nhiều giải pháp tích cực để chống khai thác IUU; chuẩn bị tốt nội dung, kế hoạch, chương trình làm việc với Đoàn Thanh tra của EC, cung cấp đầy đủ các hồ sơ, tài liệu liên quan đảm bảo tính minh bạch, trung thực và khánh quan.

Tình hình chống khai thác IUU tại Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực hơn rất nhiều so với lần thanh tra thực tế lần thứ 2 vào năm 2019, như: Đã hoàn thiện khung pháp lý; công tác theo dõi, quản lý đội tàu, giám sát sản lượng lên bến; thực hiện xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước và nhập khẩu; công tác thực thi pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính đã được cải thiện và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, cần rà soát, điều chỉnh một số quy định pháp lý. Đội tàu của Việt Nam vẫn lớn so với lượng nguồn lợi. Việc đăng ký, đăng kiểm chưa hoàn thành. Tình trạng tàu cá mất kết nối VMS, vượt ranh giới trên biển vẫn diễn ra phổ biến, nhưng công tác điều tra, xử lý vi phạm hành chính tại địa phương còn rất hạn chế so với các vụ việc vi phạm. Công tác kiểm soát tàu cá ra vào cảng còn chưa chặt chẽ, tỉ lệ giám sát sản lượng lên bến còn thấp. Việc ghi, nộp và chất lượng nhật ký khai thác chưa đạt yêu cầu.

Cùng với đó, việc thực hiện xác nhận, chứng nhận và truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác trong nước còn nhiều tồn tại; chưa kiểm soát được nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam bằng tàu container để xuất khẩu sang thị trường khác ngoài châu Âu dẫn tới rủi ro vi phạm IUU. Nguy cơ xảy ra tình trạng nguyên liệu thô trong nước và nước ngoài được trộn lẫn để chế biến, xuất khẩu vào thị trường EU. Tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài vẫn xảy ra, diễn biến phức tạp...

Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành và địa phương, nhất là chính quyền cơ sở đã báo cáo, thảo luận thẳng thắn, cởi mở; xác định nguyên nhân, vướng mắc; kinh nghiệm quốc tế và đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả việc gỡ thẻ vàng IUU.

Các đại biểu cho rằng, ý thức của một bộ phận người dân vẫn hạn chế; tư tưởng vì lợi ích trước mắt còn cao, trong khi chế tài xử phạt còn thấp; quy định về gắn giám sát hành trình còn có kẽ hở; việc kiểm soát hoạt động khai thác thủy hải sản của ngư dân khó khăn do phạm vi hoạt động rộng... Bên cạnh đó, các đại biểu đề nghị tăng cường tuần tra, chấp pháp; các địa phương phối hợp để kiểm soát xử lý ngư dân sai phạm; các doanh nghiệp kiên quyết không thu mua sản phẩm thủy hải sản do khai thác bất hợp pháp, không theo quy định...

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ghi nhận sự cố gắng, nỗ lực của các bộ, ngành, địa phương đã tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo "thẻ vàng" thời gian qua. Nhờ đó đã có sự chuyển biến tích cực, được EC ghi nhận tại đợt thanh tra lần thứ 3 vừa qua.

Tuy nhiên, Thủ tướng thẳng thắn cho rằng, xét về tổng thể trên thực tế vẫn còn nhiều tồn tại, chậm được khắc phục, chưa đạt mục tiêu đề ra, chưa đáp ứng được yêu cầu để gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC.

Theo Thủ tướng, những tồn tại, hạn chế trong chống IUU không chỉ nguyên nhân từ nhận thức của người dân, mà còn có sự thiếu tinh thần, trách nhiệm của một bộ phận tổ chức, cá nhân chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Các tồn tại, hạn chế kéo dài chậm khắc phục tại nhiều địa phương do thiếu sự quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các ngành, các cấp, chưa quan tâm đúng mức, thiếu kiểm tra, thanh tra, giám sát; nhiều nơi chưa có giải pháp lâu dài, tạo sinh kế cho người dân...

"Phải nhận thức rằng, việc chống IUU không phải chỉ là hình thức, đối phó, mà vì lợi ích của quốc gia, lợi ích của người dân, giữ hình ảnh đất nước, thực hiện các cam kết quốc tế, khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, trong đó có bảo vệ môi trường biển, hệ sinh thái biển"-Thủ tướng nhắc nhở.

Thủ tướng chỉ rõ, Thường trực Ban Bí thư, Thủ tướng Chính phủ và Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về IUU đã có các chỉ thị, công điện, kết luận về chống IUU; đề nghị cả hệ thống chính trị, người dân, doanh nghiệp phải vào cuộc. "Tổ chức thực hiện sâu rộng, có phương pháp phù hợp, huy động sức mạnh tổng hợp trong việc chống IUU"-Thủ tướng yêu cầu.


 

Thủ tướng yêu cầu: Tổ chức thực hiện sâu rộng, có phương pháp phù hợp, huy động sức mạnh tổng hợp trong việc chống IUU - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng yêu cầu tổ chức thực hiện sâu rộng, có phương pháp phù hợp, huy động sức mạnh tổng hợp trong việc chống IUU. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành phối hợp với các địa phương rà soát tổng thể về các biện pháp kỹ thuật, công nghệ để chống IUU, điều chỉnh các quy định phù hợp với tình hình; rà soát lại lực lượng lao động khai thác thủy hải sản, phân loại đối tượng, tạo sinh kế, chuyển đổi nghề nghiệp cho người dân, giảm lực lượng khai thác hải sản.

"Cán bộ phải lăn lộn với cơ sở; tỉnh xuống huyện, huyện xuống xã, xã xuống với dân và nếu tỉnh, huyện xuống với dân thì càng tốt; lo cuộc sống của người dân như cuộc sống của mình thì mới giải quyết được"-Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Thủ tướng cũng yêu cầu nghiên cứu, cơ cấu lại các khoản vay của ngư dân để xử lý; tiếp tục thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đối với các hành vi IUU, nếu vi phạm pháp luật hình sự phải cương quyết xử lý.

Cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương rà soát các nghị định, thông tư, các quy định, văn bản pháp luật để phát hiện những vướng mắc, kẽ hở để điều chỉnh phù hợp, sát thực tế. Đặc biệt, phải tăng cường phối hợp chặt chẽ với nhau cùng thực hiện chống IUU. Thủ tướng đề nghị Bộ Ngoại giao tiếp tục vận động quốc tế chia sẻ trong vấn đề này vì Việt Nam là đất nước đang phát triển, nền kinh tế đang chuyển đổi. Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn người dân sử dụng các thiết bị công nghệ trong hoạt động khai thác. Các doanh nghiệp cần hợp tác với người dân để mở rộng thị trường, tạo sinh kế. Ngân hàng Nhà nước quan tâm, chỉ đạo xử lý các vấn đề về khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu nợ một cách cụ thể. Đối với ngư dân, chúng ta vừa phải giáo dục ý thức, tạo cơ hội cho thực hiện các nghĩa vụ, tạo việc làm, sinh kế lâu dài.

Ngư dân đánh bắt bền vững, bảo tồn nguồn lợi thủy sản sẽ giúp nghề cá ngày càng hiện đại, triệt tiêu khai thác IUU. Ảnh nguồn internet
Ngư dân đánh bắt bền vững, bảo tồn nguồn lợi thủy sản sẽ giúp nghề cá ngày càng hiện đại, triệt tiêu khai thác IUU. Ảnh nguồn internet



Thủ tướng chỉ rõ: Đảng, Nhà nước ta không có mục đích nào khác là đem lại độc lập, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, vì lợi ích quốc gia dân tộc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, đất nước hùng cường, thịnh vượng. Do đó, mỗi bộ, ngành, địa phương, mỗi cán bộ phải làm việc bằng cả trái tim của mình, tránh bệnh hời hợt, hình thức, quan liêu, không đánh trống bỏ dùi.

Yêu cầu khẩn trương xây dựng Chương trình, kế hoạch hành động 180 ngày thực hiện các khuyến nghị của EC trong việc gỡ thẻ vàng IUU. Trong đó, kế hoạch phải nêu rõ, cụ thể trách nhiệm của Chính phủ, bộ, ngành, tỉnh, thành phố, huyện, xã và từng người dân; kế hoạch phải lượng hóa để mọi cơ quan, người dễ hiểu, dễ làm, dễ giám sát, dễ kiểm tra, dễ đánh giá.

Bên cạnh đó xây dựng chiến lược lâu dài trong việc chống IUU với việc đánh giá tình hình khai thác, nuôi trồng; xây dựng các quy hoạch; tạo sinh kế, chuyển đổi nghề nghiệp bền vững cho người dân...

Thủ tướng yêu cầu, các văn bản phải có tính chất pháp quy để thực hiện đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở; phổ biến cho người dân; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả; hàng tháng phải kiểm điểm những việc đã làm được, chưa làm được và rút kinh nghiệm, thúc đẩy công việc cho thời gian tiếp theo.

 

G.B
 

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi thiết kế phòng ngủ đẹp và ấm cúng

Lưu ý khi thiết kế phòng ngủ đẹp và ấm cúng

Chúng ta thường hay bỏ qua những lưu ý khi thiết kế nội thất phòng ngủ đẹp mà đa phần thiết kế theo xu hướng phù hợp với phong cách sở thích. Để có một thiết kế phòng ngủ đẹp thì việc cần để ý đến những yếu tố về nghệ thuật, phong thuỷ, cũng như việc sắp xếp bố cục, ánh sáng và các đồ dùng nội thất là một việc hết sức cần thiết.
Gợi ý thiết kế nội thất phòng khách đẹp và tiết kiệm

Gợi ý thiết kế nội thất phòng khách đẹp và tiết kiệm

Phòng khách là không gian trung tâm của ngôi nhà, thể hiện phong cách, bộ mặt riêng của một gia đình. Cho nên, để tạo ra sự thoải mái cho không gian chính này, thiết kế nội thất phòng khách cần được ưu tiên đầu tư trên nền tảng những nguyên tắc để mang lại một vẻ đẹp sang trọng, chuẩn phong thủy, phù hợp với gia chủ.
“Vườn mi ni” giữa lòng thành phố

“Vườn mi ni” giữa lòng thành phố

(GLO)- Nếu tận dụng khoảng trống của ô vuông bó vỉa dưới mỗi gốc cây xanh đường phố để trồng hoa, cây cảnh loại nhỏ thì Pleiku sẽ có hàng ngàn “vườn hoa mi ni” đủ sắc màu. Điều này sẽ tạo nên điểm nhấn ở mỗi tuyến phố, giúp cảnh quan thêm xinh đẹp, không gian đô thị tươi mới và còn hạn chế tình trạng xả rác gây mất mỹ quan đô thị.
Trồng tràm trên vùng đất bán ngập: Nhiều lợi ích

Trồng tràm trên vùng đất bán ngập: Nhiều lợi ích

(GLO)- Đến Thủy điện Ia Ly (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), mọi người không chỉ thích thú thưởng lãm cảnh quan công trình thủy điện trọng điểm quốc gia, mà còn thỏa thích ngắm cảnh, bơi thuyền, quay phim chụp hình, thư giãn trong khu rừng tràm bán ngập nước. Khu rừng này đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho cộng đồng, chủ đầu tư.
Nhà nước hỗ trợ 80% kinh phí xử lý nước thải nông thôn

Nhà nước hỗ trợ 80% kinh phí xử lý nước thải nông thôn

(GLO)- Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Công văn số 166/UBND-NL hướng dẫn triển khai Nghị quyết 40/2022/NQ-HDND ngày 9-12-2022 của HĐND tỉnh về quy định nội dung, mức hỗ trợ kinh phí sự nghiệp từ ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.
Phú Thiện đầu tư xây dựng đô thị loại V ở mức cao

Phú Thiện đầu tư xây dựng đô thị loại V ở mức cao

(GLO)- Một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng bộ huyện Phú Thiện trong nhiệm kỳ 2020-2025 là tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển hạ tầng đô thị, phấn đấu xây dựng thị trấn Phú Thiện đạt đô thị loại V ở mức cao vào năm 2025, đồng thời hướng đến trở thành đô thị loại IV giai đoạn 2026-2030.
Tâm hồn đô thị

Tâm hồn đô thị

(GLO)- Dạo chơi Pleiku 2 ngày, bạn tôi-một nhà báo tự do ở TP. Hồ Chí Minh chợt so sánh: “Hình như đô thị Pleiku có chiều sâu tâm hồn hơn những đô thị cao nguyên khác”.
Niềm vui nước sạch về làng

Niềm vui nước sạch về làng

(GLO)- Tết này, dân làng Kon Chang (xã Hà Tây, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vui hơn mọi năm. Không chỉ được chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ đón Tết, mới đây, làng còn được đầu tư xây dựng công trình nước sạch nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt trong mùa khô.
“Con đường hoa” giữa lòng Phố núi

“Con đường hoa” giữa lòng Phố núi

(GLO)- Khoảng 3 năm nay, đoạn đường dài hơn 100 m tại hẻm 80 Võ Trung Thành (tổ 8, phường Ia Kring, TP. Pleiku) lúc nào cũng rực rỡ sắc hoa. Người người qua lại không khỏi trầm trồ khi giữa phố xá nhộn nhịp, dân cư của xóm nhỏ này vẫn cùng nhau vun trồng con đường hoa, tô điểm cho diện mạo khu phố thêm xinh tươi.