Chọn cách sống khác

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Biến cố lớn nhất suốt thời gian qua có lẽ là cơn ác mộng mang tên Covid-19 càn quét qua các vùng lãnh thổ trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài cơn lốc ấy. Dịch bệnh làm đình trệ sản xuất, quá tải y tế, người lao động thất nghiệp… Hậu quả của đại dịch chắc sẽ còn được nhắc đến trong nhiều năm nữa. Chúng ta không còn cách nào khác ngoài sống cùng với nó và tìm cách thích nghi khi nó đi qua.
Trang-bạn tôi-làm việc cho một công ty đa quốc gia. Trang khiến chúng tôi ghen tỵ vì mức lương, về những điểm đến long lanh trên những bức ảnh khoe trên mạng xã hội. Vậy rồi bỗng dưng Trang bán hết tất cả túi xách, quần áo hàng hiệu, xe ô tô rồi mua xe đạp đi làm, chọn phong cách tối giản, khoe tin nhắn ủng hộ tiền cho công tác phòng-chống dịch Covid-19. Trang nói, thường thì người ta thiếu cái gì sẽ cần cái đó. Giống như Trang lúc trước, thấy người ta có hàng hiệu cũng mua cho có, bây giờ nhìn lại thấy mình phung phí. Cách sống ấy chỉ thỏa mãn nhu cầu cá nhân chứ không nghĩ gì đến cộng đồng. Bao người vẫn còn khó khăn, đất nước vẫn đang kêu gọi mọi người quyên góp ủng hộ mua vắc xin. Mấy việc đó trước kia, Trang đâu có để ý… “Mỗi người một cách sống, bây giờ, Trang chọn vậy. Biết đâu mình sai, nhưng mình cũng đã khác trước, đó là mình phiên bản khác”-Trang nói qua điện thoại.
Trong khi mọi người đang tìm cách tăng thu nhập sau ảnh hưởng đại dịch thì Ngọc lại sale hết đồ trong shop để nghỉ bán. Dịch một phần ảnh hưởng đến doanh thu của shop, phần nữa là Ngọc muốn nghỉ ngơi. Ngọc muốn theo đuổi môn thể thao yêu thích để rèn luyện sức khỏe, được thư giãn với những cuốn sách hay bên tách trà thơm, muốn học thêm nhạc cụ mới và một vài kỹ năng để “nâng cấp bản thân”. Tôi chơi với Ngọc đã hơn 10 năm và hiểu bạn là một người sâu sắc. Ngọc không quá giàu có nhưng biết đủ, biết dừng lại để tận hưởng những thứ tươi đẹp của ngày khi thời gian Thượng đế ban cho mỗi người ngày càng thu ngắn lại.
Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
Khi phải giãn cách vì dịch bệnh, tôi đã đi mua một cây đàn piano để lấy động lực học. Tôi thích học đàn từ lâu nhưng không có đủ thời gian và đắn đo về tài chính. Cho đến khi ông xã tôi nói: “Bốn mươi tuổi rồi còn không làm được việc mình thích thì đợi đến bao giờ”. Nghe thế, tôi mạnh dạn đăng ký học đàn. Bập bõm đọc nốt, học nhạc lý, bây giờ, tôi có thể tự tin ngồi ngay ngắn vào đàn. Và tôi cũng nói với bạn bè: “Nếu thích thì hãy chọn sống khác đi, sẽ thấy cuộc đời thú vị hơn nhiều”.
Chúng ta thường ngại thay đổi nhưng thế giới ngoài kia lại biến đổi không ngừng. Biết bao biến cố sẽ còn xảy ra trong tương lai mà ta không thể đoán trước được. Vậy nên, sống khác đi cũng là một kỹ năng để thích nghi trước những biến đổi của cuộc sống muôn màu.
TẠ NGỌC ĐIỆP

Có thể bạn quan tâm

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Đi cà kheo

(GLO)- Đi cà kheo không chỉ phổ biến ở vùng đồng bằng mà còn là một hoạt động văn hóa dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bằng những câu thơ chân thực và gần gũi, tác giả Nguyễn Ngọc Hưng đã tái hiện trò chơi này đầy sinh động gắn với cảm xúc hứng khởi từ người chơi.

Các nghệ nhân xã Glar (huyện Đak Đoa) chụp ảnh lưu niệm trước tác phẩm “Nét Tây Nguyên”. Ảnh: N.A.M

“Nét Tây Nguyên”

(GLO)- Tại Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 vừa diễn ra ở khu vực Bảo tàng tỉnh Gia Lai, tác phẩm “Nét Tây Nguyên” gồm 1 cụm 5 trụ gỗ của nhà điêu khắc Nguyễn Nam-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tạo nên điểm nhấn, một nét Tây Nguyên riêng có giữa lòng phố núi.

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

Thơ Hà Hoài Phương: Những ngôi sao xanh

(GLO)- Hình ảnh "những ngôi sao xanh" trong thơ Hà Hoài Phương tượng trưng cho ánh sáng hy vọng không bao giờ tắt, dẫu rằng có bao nhiêu khó khăn, thử thách hay bóng tối bao phủ. Những ngôi sao ấy là niềm tin, sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua mọi gian truân cuộc sống...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

Thơ Nguyễn Đình Phê: Gửi lại

(GLO)- Bài thơ "Gửi lại" của Nguyễn Đình Phê là một tác phẩm đầy hoài niệm, suy tư về thời gian, tình yêu và sự chia ly. Xoay quanh cảm giác tiếc nuối, luyến lưu một mối tình đã qua, những kỷ niệm khó quên, tác giả muốn gửi lại cho người yêu hay cho chính mình?

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.