Chính quyền hành động vì dân sẽ luôn được ủng hộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mời gọi được nhà đầu tư, triển khai được một dự án có quy mô hàng nghìn tỉ đồng là không hề dễ đối với vùng đất nghèo miền Trung. Thế nhưng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam - ông Lê Trí Thanh - lại vừa ra quyết định thu hồi một dự án với tổng vốn đầu tư hơn 4.300 tỉ đồng. Nguyên nhân là nhà đầu tư đã không thỏa thuận được với dân để đền bù, giải tỏa, chậm tiến độ...

Thủy điện Nước Chè
Thủy điện Nước Chè "bỏ hoang" do nhiều lãnh đạo công ty bị bắt. Ảnh: Thanh Chung
Sau khi đi kiểm tra thực tế, rà soát các dự án lớn ở vùng đông Quảng Nam, Chủ tịch UBND tỉnh - ông Lê Trí Thanh - đã quyết định thu hồi dự án khu nghỉ dưỡng phức hợp quốc tế An Thịnh - PPC. Từ 2017, dự án này đã được cấp chủ trương đầu tư xây dựng trên diện tích gần 200ha, tổng vốn đăng ký hơn 4.300 tỉ đồng.
Ngày 23.3, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, đã ban hành thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh, theo đó yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với UBND huyện Thăng Bình và các sở, ngành, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động đầu tư dự án Khu nghỉ dưỡng phức hợp quốc tế An Thịnh - PPC của Công ty CP Quốc tế Nam Hội An.
Thời điểm 2018, một dự án khác tại huyện Phước Sơn là nhà máy thủy điện Nước Chè cũng đã được chính quyền Quảng Nam cấp phép đầu tư. Nhưng, trong khi chưa thống nhất giá đền bù, giải tỏa, di dời dân... dự án đã vội thi công, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hạ tầng, công trình dân sinh, đất sản xuất... của gần 1.000 hộ dân ở vùng dự án. Dân khiếu nại, sự việc chưa được xử lý thì xảy ra việc giám đốc của dự án cùng nhiều thuộc cấp bị khởi tố vì liên quan đến vụ án hình sự. Công trình "bỏ hoang", chính quyền cũng không thể lấy ngân sách để giải quyết hậu quả. Vì vậy, nhiều năm nay, người dân không thể đòi được tiền bồi thường thiệt hại...
Nếu chính quyền giám sát chặt các hoạt động đầu tư, triển khai xây dựng dự án, bảo vệ quyền lợi người dân, chắc chắn không có chuyện dở khóc dở cười của hàng nghìn hộ dân khu vực dự án thủy điện Nước Chè như bây giờ.
Với dự án dự khu nghỉ dưỡng phức hợp quốc tế An Thịnh - PPC, vì nhà đầu tư vẫn chưa thỏa thuận được với dân để triển khai bồi thường, giải phóng mặt bằng nên dự án giậm chân tại chỗ. Khi dự án gây ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt và quyền lợi của người dân thì lập tức nhận hậu quả, bị thu hồi.
Quyết định thu hồi một dự án hàng nghìn tỉ mà trước đó địa phương kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi vùng đất nghèo đầy nắng gió và cát nóng ở vùng Đông Thăng Bình, Quảng Nam là không hề dễ. Việc chậm tiến độ của một dự án lớn cũng không hiếm. Nhiều dự án chậm triển khai vì lý do khách quan, nhà đầu tư xin phép giãn tiến độ vẫn được xem xét... Nhưng với trường hợp này, Quảng Nam đã đưa ra một quyết định đúng đắn: Vì dân.
Khó khăn sẽ xảy ra sau quyết định này của chính quyền và hệ lụy xấu cũng không hề nhẹ cho nhà đầu tư. Nhưng với người dân thì lại là phúc phần.
Quyết định thu hồi một dự án đầu tư hơn 4.300 tỉ đồng chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, đến chính sách kêu gọi đầu tư, nhưng ngược lại chính quyền Quảng Nam sẽ được sự ủng hộ nhiệt thành của không chỉ người dân địa phương. Quan trọng là đã chặn đứng được những hậu quả có khả năng gây hại cho dân vùng dự án như đang xảy ra ở công trình thủy điện Nước Chè, huyện Phước Sơn ngày hôm nay.
THANH HẢI (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.