Chiêu mới bài cũ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tranh thủ sự thịnh hành của từ khóa “chữa lành”, đang là nội dung được quan tâm hàng đầu trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều tài khoản bắt đầu chia sẻ các bài viết, video với tựa đề như: “chữa lành các vấn đề tài chính”, “tự do tài chính để buông bỏ”, “chữa lành để tiền tự tìm đến bạn”…

Tranh thủ sự thịnh hành của từ khóa “chữa lành”, đang là nội dung được quan tâm hàng đầu trên các nền tảng mạng xã hội, nhiều tài khoản bắt đầu chia sẻ các bài viết, video với tựa đề như: “chữa lành các vấn đề tài chính”, “tự do tài chính để buông bỏ”, “chữa lành để tiền tự tìm đến bạn”…

Những video này lần lượt thu về triệu view (lượt xem) và hàng ngàn bình luận từ người dùng. Đi cùng những video này là giỏ hàng trực tuyến, các đường dẫn để người dùng có thể đặt mua các tựa sách dạy làm giàu, phát triển bản thân và tự “chữa lành tài chính”. Kèm theo các đường dẫn đặt sách là hàng ngàn bình luận liên tục, để video nhanh chóng trở thành nội dung thịnh hành trên nền tảng.

Đặt một bộ 3 quyển sách nói về phát triển bản thân với giá gần 400.000 đồng, Nguyễn Văn Ơn (28 tuổi, nhân viên thiết kế đồ họa, ngụ quận Gò Vấp, TPHCM) chia sẻ: “Thấy nội dung họ giới thiệu trong sách rất hay, phát triển bản thân cũng là vấn đề tôi đang quan tâm, nên xem qua vài video giới thiệu là đặt mua liền. Nhận hàng và mở ra thì chỉ có vỏn vẹn 2 cuốn sách tập viết chữ cho học sinh lớp 1. Mình khiếu nại với nhà bán hàng, thì gian hàng của họ đã bị nền tảng khóa vì nhiều lượt đánh giá thấp, số điện thoại cũng không liên lạc được”.

Tuy không bị lừa trắng trợn nhưng bộ 2 cuốn sách “chữa lành các vấn đề tài chính” mà chị Phan Thị Ngọc Ngân (25 tuổi, nhân viên thiết kế quảng cáo, ngụ quận Tân Phú, TPHCM) đặt mua chẳng được như mong muốn. “Thấy nội dung trên video giới thiệu rất hay nên tôi chốt đơn luôn. Đọc rồi mới thấy nội dung vô thưởng vô phạt, kiểu khuyên mình cần cân bằng thu chi, cần ghi chép chi tiêu... chuyện đó thì cần gì đến sách”.

Không chỉ mua sách “chữa lành tài chính”, Thảo T. (23 tuổi, nhân viên văn phòng, ngụ quận Bình Thạnh, TPHCM) còn tham gia nhóm Zalo để tìm cách tự do tài chính cho bản thân. “Tôi bấm vào link và tham gia nhóm, chưa đầy 5 phút đã có tài khoản chủ động nhắn tin và thuyết phục tôi đầu tư vào sàn giao dịch tiền số với khởi điểm chỉ 5 triệu đồng, cam kết gia tăng ít nhất là gấp đôi trong vòng 1 tuần. Tôi lưỡng lự mấy ngày, đến lúc tính đầu tư thử thì nhóm bị xóa, sàn cũng biến mất. Đến giờ vẫn cảm thấy may mắn khi chỉ chút nữa là mất tiền”, T. chia sẻ.

Mua sách dạy làm giàu, phát triển bản thân, hay đầu tư tiền số (coin) để tăng thu nhập, tự do tài chính..., xuất hiện cùng cụm từ “chữa lành” như một chiêu mới nhưng bài đã cũ. Bởi từ lâu truyền thông cùng các cơ quan chức năng đã liên tục cảnh báo, nhưng mong muốn “chữa lành” mọi mặt trong cuộc sống, nhất là tài chính vẫn khiến người dùng “mắc bẫy”. Người trẻ với giấc mơ lập nghiệp, phát triển bản thân là điều chính đáng, nhưng không phải điều gì cũng giải quyết bằng một vài quyển sách “chữa lành”, hay một vụ đầu tư là xong, mà nó cần thời gian, kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm để con người ta tạo dựng giá trị thành công bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Chị Lê Thị Luyên trao đổi với anh Đinh Klet-Bí thư Chi Đoàn làng Dơ Nông Ó về mô hình tủ sách pháp luật điện tử của Đoàn xã Kông Htok. Ảnh: R.H

“Thủ lĩnh” thanh niên ở Kông Htok

(GLO)- Trong vai trò “thủ lĩnh” thanh niên cùng tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, chị Lê Thị Luyên-Bí thư Đoàn xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, góp phần thay đổi nhận thức và đời sống của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở địa phương.

Chương trình “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ”: Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ. Ảnh: Ngọc Minh

Truyền cảm hứng cho đoàn viên thanh niên và học sinh Đak Pơ

(GLO)- Chương trình truyền cảm hứng “Đánh thức khát vọng tuổi trẻ” do Huyện Đoàn Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) chủ trì, phối hợp với Trường THCS và THPT Y Đôn, Công ty S Gold Group (TP. Hồ Chí Minh) tổ chức sáng 22-3 đã truyền cảm hứng cho cán bộ, giáo viên, đoàn viên thanh niên và học sinh nhà trường.

Website “Kết nối tri thức” Góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

Website “Kết nối tri thức” góp phần phát triển văn hóa đọc cho học sinh

(GLO)- Nhận thấy nhiều bạn trẻ thường xuyên sử dụng các thiết bị công nghệ nhưng lại ít áp dụng cho việc tìm đọc sách, nhóm học sinh Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku) đã nghiên cứu và xây dựng website “Kết nối tri thức” nhằm sử dụng công nghệ để kết nối, nâng cao hiệu quả đọc sách.

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

Tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2025: Không giới hạn số tổ hợp xét tuyển ngành Giáo dục Mầm non

(GLO)- Tại Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT ngày 19-3-2025 sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo không giới hạn số tổ hợp xét tuyển để bảo đảm cơ hội trúng tuyển cho học sinh đến từ các vùng, miền khác nhau.

Thùng rác thông minh lan tỏa tinh thần khởi nghiệp xanh

Thùng rác thông minh lan tỏa tinh thần khởi nghiệp xanh

Hướng đến phân loại rác từ hộ gia đình, bảo vệ môi trường, nhóm sinh viên Đại học Đà Nẵng bắt tay sáng chế thùng rác thông minh ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và internet vạn vật (IoT) với "chi phí thấp nhưng hiệu quả cao"... đây là dự án lan tỏa tinh thần khởi nghiệp xanh của nhóm bạn trẻ.

Những “thủ lĩnh” thanh niên giàu nhiệt huyết

Những “thủ lĩnh” thanh niên giàu nhiệt huyết

(GLO)- Những năm qua, các tổ chức cơ sở Đoàn trên địa bàn TP. Pleiku đã tạo dấu ấn tích cực trong các lĩnh vực hoạt động, được người dân đồng tình ủng hộ và tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Có được những thành công đó phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của các “thủ lĩnh” thanh niên giàu nhiệt huyết.