Chiêng Kor vang vọng đại ngàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những chàng trai dân tộc Kor không chỉ biết trồng lúa thì lúa tốt, trồng quế thì quế lên xanh mà còn phải biết đấu chiêng thật hay thì mới mong lấy được vợ đẹp.

Bây giờ đã nửa cuối tháng 11 âm lịch, những cơn mưa kéo dài đã qua, lúa trên rẫy chín vàng. Những chàng trai cô gái Kor ở các huyện miền núi Trà Bồng, Tây Trà của tỉnh Quảng Ngãi mang gùi lên rẫy tuốt lúa. Sau đó, theo từng nóc, bà con tổ chức ăn Tết Ngả rạ mừng mùa lúa mới. Những bản làng nằm sâu trong đại ngàn lại thức cùng tiếng chiêng.

 

Đội đấu chiêng và múa cà đáo ở xã Trà Hiệp biểu diễn trong Tết Ngả rạ.
Đội đấu chiêng và múa cà đáo ở xã Trà Hiệp biểu diễn trong Tết Ngả rạ.

Phô diễn đến tận cùng

Ông Hồ Văn Biên (ngụ thôn Đông, xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng) sau khi ngửa cổ uống một chén rượu đầy đã đưa tay đón chiếc a tớp (chiêng vợ) từ lũ làng rồi dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái của bàn tay trái xỏ vào dây chiêng. Tay phải cầm chiếc dùi bằng cây săng và gõ. Tiếng chiêng trong trẻo ngân vang.

Nghe tiếng chiêng của ông Biên, anh Hồ Văn Huy cũng rời ché rượu, cầm ngay cái toôk (chiêng chồng) nhỏ hơn, nhảy ra sân thi đấu cùng ông Biên.

Cũng như ông Biên, anh Huy điều khiển nhịp chiêng bằng khuỷu tay thật điệu nghệ. Thấy vậy, anh Hồ Văn Vương vớ cái agơl (trống) đeo vào trước ngực rồi khum bàn tay vỗ vào hai mặt trống. Đại ngàn vang vọng tiếng chiêng. Theo nhịp chiêng lúc khoan thai, lúc dồn dập, lúc bổng, lúc trầm, đầu ông Biên và anh Huy lắc lư, bắp tay bắp chân trào lên cuồn cuộn. Nét đẹp hình thể của người đàn ông Kor được phô diễn đến tận cùng.

Lũ đàn bà con gái trong bản thấy cánh đàn ông vào cuộc đấu chiêng, cũng xếp thành hàng bắt đầu điệu múa cà đáo. Những bước chân nhịp nhàng uyển chuyển, những thân hình lắc lư theo nhịp trống, nhịp chiêng.

Nên duyên chồng vợ

Với người Kor, chiêng là nhạc khí thiêng góp phần làm nên hồn cốt của dân tộc mình. Một năm vất vả đi qua mùa khô nắng cháy, mùa mưa lũ nguồn ào ạt, Tết Ngả rạ về là tưng bừng đấu chiêng. Một trận đấu chiêng ngoài hai người thi đấu còn có thêm một người đánh trống cổ vũ và có lúc để dàn hòa.

Để có một bộ chiêng tốt ngày xưa, nhà giàu trong bản phải đổi một đôi trâu đực sừng to hơn nắm tay cho người Kinh ở làng đúc đồng Phước Kiều (Quảng Nam).

Cha của ông Biên trước đây có những bộ chiêng quý do nhiều thế hệ truyền lại. Đến đời ông, như điều bình thường, ông tập cho con cùng trai trẻ trong làng đấu chiêng. Hằng năm, đến Tết Ngả rạ mừng mùa lúa mới (bắt đầu từ tháng 11 âm lịch) hay trong lễ hội ăn trâu, cha ông Biên mới mang chiêng xuống tấu để nghênh đón thần linh và mời tổ tiên về dự, sau đó mới cho phép trai làng mang ra đấu.

Lúc đó, ông Biên lưng trần đóng khố cùng cánh trai làng lúc thì làm chủ trận đấu ở nóc của mình, lúc thì sang các nóc lân cận cùng chung vui uống rượu và đấu.

Cô Hồ Thị Phượng (ngụ thôn Tây) sau khi xem những trận đấu chiêng mà mê tít anh chàng Biên bởi sức sống tuôn trào với nhịp chân nhẹ nhàng và bắp thịt phô diễn cuồn cuộn khỏe khoắn theo nhịp chiêng, nhịp trống. Điều rất tuyệt vời là chàng Biên chưa bao giờ phải đưa chiếc dùi trồng bằng cây săng mềm lên quá đầu để báo hiệu thua cuộc trong các trận đấu chiêng.

Cô Phượng có cảm tình với chàng Biên nên cánh trai làng thôn Tây nhiều lần dạm hỏi mà vẫn lắc đầu. Để rồi, sau những mùa trăng hò hẹn, đôi lứa nên vợ nên chồng trong một đám cưới tràn ngập tiếng chiêng.

Cũng từ đó, bao mùa đi qua, dòng sông Hà Riềng, sông Tang lúc khô cạn, lúc dâng lên quét cả đôi bờ nhưng đến Tết Ngả rạ hay lễ ăn trâu, vợ chồng anh Biên lại cùng nhau thu xếp chuyện nhà để tham gia đấu chiêng và múa cà đáo với lũ làng.

"Những ngày đó, dù bận đến mấy mình cũng cố gắng thu xếp để tham gia chứ nếu không là bứt rứt trong lòng" - ông Biên bộc bạch.

Cũng vì mê đấu chiêng nên đến bây giờ đã ngoài ngũ tuần nhưng từ lễ hội làng Sen ở Nghệ An đến các hội diễn văn nghệ các dân tộc Việt Nam ở Tây Nguyên, ở Tây Bắc, ngành văn hóa thông tin tỉnh Quảng Ngãi đều chọn ông Biên tham gia tiết mục đấu chiêng. Rồi cũng từ đấu chiêng hay, ông được đề cử là nghệ nhân dân gian toàn quốc.

Anh Hồ Văn Huy kể: "Mấy năm trước, ở lễ hội làng Sen quê Bác, đoàn Quảng Ngãi tham gia lễ hội với nhiều tiết mục của các dân tộc. Đi trong đoàn có cô gái người Ca Dong thấy mình đấu chiêng nên có cảm tình. Nhưng mình đã có vợ rồi nên lắc đầu, không đi xa hơn tình cảm của các thành viên".

Âm thầm mở đợt điều tra

Anh Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Trà Bồng, cho hay dàn chiêng của người Kor chỉ có hai chiếc chiêng bằng không có núm và gõ vào mặt trong của chiêng. Đấu chiêng hấp dẫn là vậy nhưng giữ cho tiếng chiêng ngân vang trên đại ngàn qua nhiều thế hệ cũng không dễ dàng.

Những năm 2007, cánh buôn bán đồ cổ từ các huyện đồng bằng lên Trà Bồng lùng sục tìm mua chiêng, ché, nồi đồng với giá khá hời nên đồng bào ở nhiều bản làng người Kor thi nhau bán. Nạn "chảy máu" chiêng choé đến mức già làng Hồ Văn Tuấn ở thôn 2, xã Trà Thủy phải thốt lên: "Cứ đà này rồi chẳng còn nhạc khí của dân tộc Kor mình nữa". Thế là Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Trà Bồng âm thầm mở một đợt điều tra tại 10 xã trong huyện, may mà còn 1.500 bộ trống chiêng. Sau khi điều tra, đơn vị cấp báo lên huyện và Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi đề xuất cho phép xây dựng đề án Bảo tồn và phát huy một số di sản văn hóa của dân tộc Kor, trong đó đặc biệt chú trọng bảo tồn đấu chiêng.

 

Tôn vinh người đàn ông Kor

Theo ông Nguyễn Xuân Bắc, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, đấu chiêng là một hình thức sinh hoạt dân gian độc đáo của người Kor thể hiện sự tài hoa, phô diễn nét đẹp hình thể, tôn vinh người đàn ông Kor trong việc đấu tranh với thiên nhiên để gìn giữ buôn làng.

Ở huyện miền núi Trà Bồng, đề án Bảo tồn và phát huy một số di sản văn hóa của dân tộc Kor được tỉnh phê duyệt từ năm 2007-2012 với kinh phí 3,1 tỉ đồng để xây dựng 33 nhà văn hóa và mở những lớp học dân ca, dân nhạc, dân vũ. Nhưng khó khăn về kinh phí nên huyện chỉ được cấp 450 triệu đồng. Dù vậy, ngành văn hóa thông tin vẫn mở các lớp tập hát dân ca, dân nhạc, đấu chiêng và hỗ trợ tổ chức ngày hội văn hóa dân tộc Kor ở các xã. Từ sau khi triển khai đề án, các lớp tập huấn đấu chiêng, múa cà đáo được triển khai nên bây giờ đồng bào Kor rất quan tâm bảo tồn văn hóa phi vật thể của dân tộc mình.

Chị Hồ Thị Bích Liểu, người dân tộc Kor, cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Trà Bồng, kể: "Sau khi đề án được phê duyệt, chúng tôi tiến hành hợp đồng với ông Hồ Văn Biên và anh Hồ Văn Đách (ngụ xã Trà Hiệp) mở lớp dạy tấu chiêng. Bản thân mình hướng dẫn múa cà đáo ở 7 xã trong huyện. Ông Hồ Nhật Lệ còn có nhiều ý kiến đóng góp để tiết mục đấu chiêng càng hấp dẫn hơn".

Từ sau khi có những lớp dạy đấu chiêng, huyện Trà Bồng hầu như năm nào cũng tổ chức hội đấu chiêng trên cơ sở 10 xã trong huyện để chọn ra đội xuất sắc nhất. Ngày hội đấu chiêng trở thành ngày sôi nổi nhất của người Kor trên đất quế Trà Bồng.

Võ Quý Cầu/nld

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.