Chi tiết các khu tái định cư dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tỉnh Bình Định đang chuẩn bị 7 khu tái định cư để phục vụ cho dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku đoạn qua địa bàn tỉnh.

Ngày 29/6, UBND tỉnh Bình Định cho biết, đã đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng các khu tái định cư phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư thực hiện dự án tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku (đoạn qua địa bàn tỉnh Bình Định).

bbbbbb.png
Hiện nay, Quốc lộ 19 là tuyến đường huyết mạch kết nối Bình Định với Gia Lai. Ảnh: Trương Định.

Theo đó, một khu vực nằm ở thị xã An Nhơn là khu tái định cư tại thôn Thuận Đức (xã Nhơn Mỹ) với quy mô diện tích khoảng 5ha.

Các khu còn lại đều nằm tại huyện Tây Sơn, gồm: Khu tái định cư thôn Kiên Long với diện tích khoảng 11ha; khu tái định cư thôn Phú Lạc (đều ở xã Bình Thành), khoảng 5ha (lập quy hoạch chi tiết với diện tích 8,64ha, đầu tư khu tái định cư với diện tích 5ha); khu tái định cư thôn Trà Sơn (xã Tây An), khoảng 3ha; khu tái định cư thôn Trường Định 2 (xã Bình Hoà), diện tích khoảng 3,5ha (lập quy hoạch chi tiết với diện tích 6,7ha, đầu tư khu tái định cư với diện tích 3,5ha); khu tái định cư thôn Thuận Hòa (xã Bình Tân), khoảng 3,46ha và khu tái định cư thôn Hòa Trung (xã Bình Tường), khoảng 7,25ha.

Kinh phí thực hiện lập và điều chỉnh quy hoạch, triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các khu tái định cư trên từ vốn ngân sách nhà nước. Cụ thể là từ nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư dự án tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, đoạn qua Bình Định.

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Ban QLDA các công trình Giao thông và Dân dụng tỉnh theo chức năng nhiệm vụ của Ban tiến hành triển khai các bước liên quan tiếp theo.

Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có điểm đầu tại thị xã An Nhơn (Bình Định), điểm cuối tại nút giao đường Hồ Chí Minh (TP. Pleiku, Gia Lai). Dự án sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Bình Định đi Gia Lai theo Quốc lộ 19 từ 3,5 - 4h xuống còn 2h, khắc phục khó khăn, nguy hiểm khi đi qua đèo…

Vừa qua, HĐND tỉnh Bình Định đã thông qua nghị quyết về việc phân bổ nguồn vốn ngân sách địa phương để tham gia vào Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku. Cụ thể, tỉnh sẽ bố trí 750 tỷ đồng để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ dự án.

Mới đây, Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án khoảng 43.734 tỷ đồng. Cao tốc có tổng chiều dài tuyến khoảng 125km; trong đó, đoạn qua Bình Định dài khoảng 40km, qua Gia Lai khoảng 85km.

Theo Trương Định (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

Chuẩn bị 42 khu tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua Gia Lai

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ và Bộ Xây dựng về tình hình triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Ngôi nhà tự 'thở' giữa lòng đô thị

Toạ lạc trên khu đất rộng 450m2 tại khu đô thị ở Jakarta (Indonesia), ngôi nhà là minh chứng cho lối kiến trúc có thể mở rộng giới hạn không gian sống bằng sự kết nối giữa thiên nhiên, ánh sáng và cảm xúc. 

null