Chi phí đền bù tăng cao, dự án đường tránh Đắk Lắk giậm chân tại chỗ

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Dự án đường Hồ Chí Minh - đoạn tránh phía Đông TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) có tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng, đang chậm tiến độ so với mục tiêu đề ra. Ngoài việc đội vốn hàng trăm tỉ đồng như Báo Lao Động đã phản ánh thì cơ quan có thẩm quyền đang gặp phải nhiều vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án này...    
 
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: B.T
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: B.T
Khiếu nại về bồi thường
Chị N.T.H.L (xã Hòa Đông, huyện Krông Pắk) cho biết: "Gia đình tôi thuộc diện được bồi thường, GPMB để triển khai dự án đường tránh phía đông TP.Buôn Ma Thuột. Tôi có 2.000m2 đất nông nghiệp, bìa đỏ hẳn hoi nhưng chỉ được bồi thường khoảng 400 triệu đồng, thấp hơn giá thị trường quá nhiều. Theo tham khảo giá thị trường, đất của tôi mỗi 1.000m2 có giá không dưới 500 triệu đồng. Tôi đang làm đơn khiếu nại, yêu cầu cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, hỗ trợ thêm tiền bồi thường đất. 
Hiện, có hơn 10 hộ dân sống xung quanh khu vực tôi đang ở, thuộc vùng GPMB dự án khiếu nại công tác bồi thường. Tôi đang sống ở trong rẫy trồng cây chứ chưa chịu dời đi, số tiền ấy không đủ để mua lô đất mới chứ đừng nói đến việc xây nhà để ở. Ngoài ra, đơn vị thi công vẫn chưa triển khai xây dựng đường nên khi nào được giải quyết thấu đáo bà con sẽ tự nguyện rời đi, trả đất lại".
Được biết, tại dự án này, tiến độ thi công dự án đang rất chậm chạp dù công tác GPMB đã đạt khoảng 22km (tổng chiều dài toàn tuyến là hơn 40km, đạt khoảng 55% tiến độ). Nhiều hộ dân dù đã nhận tiền bồi thường nhưng vẫn nhất quyết chưa chịu di dời, trả mặt bằng để nhà thầu thi công.
Thống kê của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Giao thông và Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Ban A - Chủ đầu tư dự án): Tổng chi phí GPMB là hơn 700 tỉ đồng (tăng hơn 300 tỉ đồng so với phương án đề ra ban đầu-PV). Tại vùng dự án vẫn đang còn lại 709 hộ chưa lập phương án bồi thường với tổng kinh phí hơn 360 tỉ đồng. Trong đó, huyện Cư M'Gar còn 25 hộ, huyện Cư Kuin còn 5 hộ và Krông Pắk còn 45 hộ. Riêng địa bàn TP.Buôn Ma Thuột còn đến hơn 600 hộ chưa được bồi thường.
Ngổn ngang
Như Báo Lao Động đã thông tin, dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) có tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỉ đồng, đang chậm tiến độ so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra, tại công trình này còn bị đội vốn do chi phí giải phóng mặt bằng tăng cao và nhiều bất cập khác. 
Trong đó, nguồn vốn đầu tư sử dụng 100% vốn ngân sách Trung ương với GPMB là gần 400 tỉ đồng. Công trình có chiều dài khoảng 39,07km và Ban A làm Chủ đầu tư. Dự án được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương đầu tư vào năm 2020, với tổng cộng hơn 1.509 tỉ đồng. Đến thời điểm hiện tại, kinh phí bồi thường, GPMB đã đội lên thêm hơn 300 tỉ đồng.
Đại diện UBND TP.Buôn Ma Thuột thông tin, hiện nay, cơ quan chức năng đã xây dựng 3 phương án đã thẩm định xong với 88 hộ với số tiền 18,8 tỉ đồng. Một số hộ dân đã chủ động bàn giao mặt bằng trước để thi công dự án nhưng đến nay chưa nhận tiền bồi thường, gặp khó khăn trong sản xuất.
Do đó, UBND TP.Buôn Ma Thuột kiến nghị tỉnh quan tâm bố trí kinh phí để chi trả cho cho các trường hợp đã ban hành quyết định thu hồi đất và đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ kinh phí 5,5 tỉ đồng và các trường hợp đã chủ động bàn giao mặt bằng nhưng chưa nhận được tiền bồi thường, hỗ trợ là 9 tỉ đồng.
Một lãnh đạo Ban A - cho biết: Tổng giá trị thực hiện dự án chỉ mới đạt khoảng gần 100 tỉ đồng, đạt 10,26% kế hoạch đề ra. Công tác ứng vốn thi công và tổng số tiền ứng cho nhà thầu với số tiền vào khoảng 189 tỉ đồng, chiếm 19,57% giá trị gói thầu. Đơn vị đang khẩn trương yêu cầu UBND TP.Buôn Ma Thuột, huyện Cư M'gar và Cư Kuin tiến hành đẩy nhanh hơn nữa tiến độ GPMB, bố trí sớm việc tái định cư cho hàng chục hộ dân theo quy định. Thực tế, tổng giá trị thực hiện thi hiện thi công đường chỉ mới giải ngân được gần 100 tỉ đồng (tổng hơn 970 tỉ đồng, đạt 10,26% kế hoạch), chưa đạt mục tiêu đề ra từ đầu năm.
Theo Bảo Trung (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.