Chè sạch “Cô Lý Farm”

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Dù đã gần 60 tuổi nhưng bà Lê Thị Lý (tổ 3, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) vẫn quyết tâm khởi nghiệp với thương hiệu chè sạch “Cô Lý Farm”. Bước đầu, mô hình đã thành công với thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm.

Gần 30 năm gắn bó với mảnh đất Chư Păh, bà Lê Thị Lý nhận ra rằng, nơi đây rất phù hợp để phát triển cây chè. Năm 2005, bà quyết định đầu tư trồng 3 ha chè. Bà cần mẫn chăm sóc để vườn chè xanh mướt nhất vùng. Ban đầu, tất cả sản lượng thu hái, bà đều bán thô cho Công ty TNHH một thành viên Chè Biển Hồ.

Bà cho hay: “Hồi ấy, tôi vẫn ấp ủ ý tưởng tự tay mình chế biến sản phẩm chè sạch từ nguồn nguyên liệu có sẵn của gia đình để nâng cao giá trị. Mô hình này không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cho riêng gia đình tôi mà còn góp phần cùng địa phương phát triển cây chè theo hướng bền vững. Tuy nhiên, điều kiện lúc đó chưa cho phép.

Mãi tới năm 2013, tôi mạnh dạn thực hiện ước mơ của mình nhưng quy mô hạn chế. Tôi mua máy mini về và tự thực hiện các quy trình sao, tự vò, không phơi, không tẩm ướp. Hương vị chè sạch 100%. Tôi chỉ sơ chế chè búp và bán cho người dân trong vùng. Tên gọi “chè cô Lý” cũng có từ đó”.

Bà Lý đầu tư mua sắm máy móc, xây dựng cơ sở sản xuất cho sự ra đời của thương hiệu chè sạch Cô Lý Farm. Ảnh: Trần Dung

Bà Lý đầu tư mua sắm máy móc, xây dựng cơ sở sản xuất cho sự ra đời của thương hiệu chè sạch Cô Lý Farm. Ảnh: Trần Dung

Năm 2020, khi được các con ủng hộ ý tưởng khởi nghiệp từ mô hình chè sạch của mẹ, bà Lý quyết định đầu tư hàng trăm triệu đồng để mua sắm máy móc, xây dựng cơ sở sản xuất, bắt đầu cho sự ra đời của thương hiệu chè sạch “Cô Lý Farm”. Bà trồng, chăm sóc và chế biến chè theo tiêu chuẩn “sạch”.

“Sau mấy lứa thu hoạch, tôi nhận thấy rằng, sản xuất chè sạch có ưu điểm vượt trội so với cách làm truyền thống. Búp chè to tròn, xanh mướt hơn, hương vị chè sau chế biến cũng ngon hơn. Sản phẩm chè trước khi đưa ra thị trường được đóng gói hút chân không nhằm bảo quản lâu hơn. Từ đó, khách hàng tin dùng, giá bán cũng tăng lên”-bà Lý chia sẻ.

Đến nay, sau 3 năm xây dựng thương hiệu “Cô Lý Farm”, các sản phẩm từ cây chè của bà Lý đã có lượng khách hàng tương đối ổn định. Mỗi tháng, bà bán ra trên 2 tấn chè thành phẩm, cho thu nhập hơn 400 triệu đồng/năm.

Hiện nay, bà Lý cung cấp ra thị trường 3 loại sản phẩm là chè tươi sạch, trà sấy khô và trà túi lọc. Do cây chè được trồng và chăm sóc theo hướng hữu cơ nên chè thành phẩm khi uống có vị chát nhẹ, ngọt hậu, hương thơm đặc trưng. Ngoài ra, cơ sở chế biến chè của bà cũng tạo việc làm thời vụ cho hàng chục nhân công tại địa phương.

Bà Lê Thị Lý (tổ 3, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh) chế biến sản phẩm chè sạch từ nguồn nguyên liệu có sẵn của gia đình để nâng cao giá trị. Ảnh: T.D

Bà Lê Thị Lý (tổ 3, thị trấn Phú Hòa, huyện Chư Păh) chế biến sản phẩm chè sạch từ nguồn nguyên liệu có sẵn của gia đình để nâng cao giá trị. Ảnh: T.D

Tiếp nối hương vị chè đặc trưng của mẹ, chị Nguyễn Thị Thanh đã học hỏi cách ướp các loại trà như: sâm dứa, trà lài, tía tô, mãng cầu, trà gừng… để đáp ứng thị hiếu của khách hàng.

“Dù có chế biến các sản phẩm khác nhau thì chung quy lại vẫn là hương vị chè của mẹ tôi, chỉ khác chút ở mùi hương, độ đậm nhạt. Nếu giá bán trà búp truyền thống của mẹ khoảng 300-400 ngàn đồng/kg thì các loại chè ướp chúng tôi chỉ bán với giá 80-100 ngàn đồng/kg.

Chúng tôi mong muốn sẽ giữ trọn hương vị của “Cô Lý Farm” mà mẹ đã gầy dựng và phát triển ra thị trường với nhiều hình thức đa dạng”-chị Thanh cho hay.

Để bảo đảm đầu ra cho sản phẩm, ngoài bán cho khách hàng truyền thống, bà Lý còn giới thiệu sản phẩm tại chợ phiên nông sản của huyện, tỉnh và mở rộng đầu mối bán sỉ ra thị trường khác. Hiện sản phẩm của “Cô Lý Farm” được tiêu thụ mạnh ở 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Bà Vũ Thị Thắm-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ thị trấn Phú Hòa-cho biết: “Với quyết tâm mang sản phẩm nông nghiệp sạch đến với người tiêu dùng, bà Lý đã vượt qua khó khăn, trở ngại về tuổi tác và trở thành điển hình trong phong trào phụ nữ khởi nghiệp ở địa phương.

Hội đã kết nối tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm “Cô Lý Farm” thông qua ngày hội phụ nữ khởi nghiệp, các hội chợ của huyện và tỉnh tổ chức. Bên cạnh đó, Hội đã hỗ trợ hội viên các thủ tục hồ sơ, liên hệ với các phòng chức năng của huyện để hướng dẫn hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP”.

Có thể bạn quan tâm

Kbang: Khắc phục diện tích hoa màu ngã đổ do ảnh hưởng mưa gió. Ảnh: Ngọc Minh

Kbang: Khắc phục diện tích cây trồng ngã đổ do mưa gió

(GLO)- Vừa qua, trên địa bàn huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) xảy ra mưa gió cục bộ đã làm nhiều diện tích lúa, mía bị đổ ngã. Chính quyền các địa phương, cơ quan chuyên môn tuyên truyền, hướng dẫn người dân khẩn trương khắc phục hậu quả nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại.

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.