Chế độ ăn thuần chay và ăn dựa trên thực vật khác nhau thế nào?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chế độ ăn thuần chay và chế độ ăn dựa trên thực vật có lẽ là hai trong số những chế độ ăn kiêng thịnh hành nhất trong năm nay. Cả hai chế độ ăn này có vẻ giống nhau nhưng có sự khác biệt của chúng.
 
Chế độ ăn thuần chay. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn thuần chay. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Đọc để biết chính xác chế độ ăn thuần chay và thực vật là gì và sự khác biệt chính giữa chúng là gì.
Chế độ ăn thuần chay là gì?
Thuần chay đề cập đến một khái niệm ăn kiêng không bao gồm bất kỳ thực phẩm có nguồn gốc động vật nào, như sữa, trứng, thịt, cá, gia cầm và một số sản phẩm từ sữa khác.
Những người theo chế độ ăn thuần chay về cơ bản cố gắng chấm dứt sự tàn ác với động vật, điều có thể xảy ra khi chiết xuất các sản phẩm thực phẩm như vậy. Chế độ ăn thuần chay có thể không phải là chế độ ăn lành mạnh nhất, vì ăn thực phẩm chế biến không bị cấm trong chế độ này, theo Times of India.
Chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật là gì?
 
Chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật. Ảnh: SHUTTERSTOCK
Như tên cho thấy, một chế độ ăn uống dựa trên thực vật chỉ bao gồm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Chế độ ăn kiêng này cũng tập trung vào việc ăn toàn bộ thực phẩm có nguồn gốc thực vật hoặc thực phẩm đã qua chế biến rất ít. Chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật bao gồm: trái cây, rau, quả hạch, hạt, ngũ cốc nguyên hạt và dầu thực vật như canola và ô liu.
Một chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật được cho là có thể đẩy lùi một số bệnh như bệnh tim, tiểu đường loại 2 và thậm chí là ung thư.
Sự khác biệt là gì?
Sự khác biệt chính là chế độ ăn dựa trên thực vật có thể là thuần chay nhưng chế độ ăn thuần chay không thể dựa trên thực vật. Mặc dù cả chế độ ăn thuần chay và thực vật đều tránh các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhưng chế độ ăn thuần chay bao gồm một số thực phẩm đã qua chế biến, không phải là một phần của chế độ ăn dựa trên thực vật, theo Times of India.
Nếu bạn muốn chuyển sang một chế độ ăn uống lành mạnh hơn, tốt hơn hết bạn nên trở thành một người ăn chay trường và sau đó chọn chế độ ăn kiêng dựa trên thực vật.
Ngoài việc không ăn thực phẩm làm từ động vật, người ăn chay trường cũng không mua quần áo, giày dép làm từ da động vật hoặc các sản phẩm được thử nghiệm trên động vật.
Theo Khuê Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

Gia Lai tăng tốc chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh sởi, tỉnh Gia Lai khẩn trương triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng-chống dịch sởi, phấn đấu hoàn thành vào 31-3-2025. Mục tiêu chung của chiến dịch là tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi.

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.