Chàng trai trẻ 'hồi sinh' ảnh liệt sĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc phục chế không phải là biến ảnh cũ thành ảnh mới mà tạo được thần thái của người trong ảnh.

Chàng trai trẻ Lê Văn Phúc suốt 6 năm qua miệt mài phục dựng những bức ảnh liệt sĩ, góp phần lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng tri ân với những người đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của dân tộc.

Mỗi bức ảnh, một lời tri ân

Lê Văn Phúc sinh năm 1989, quê Hà Nội, làm nghề phục chế ảnh để mưu sinh. Anh kể 6 năm trước, em họ Phúc nhờ phục chế ảnh của người mẹ đã mất. Sau khi làm xong, người em đã khóc vì quá xúc động. "Bác tôi là liệt sĩ, hy sinh mà không có tấm ảnh thờ và gia đình cũng chưa tìm được mộ. Từ đó, tôi nhận ra những bức ảnh mang giá trị tinh thần rất lớn. Đối với gia đình liệt sĩ, bức ảnh như thế càng có ý nghĩa nên tôi quyết định đi sâu vào con đường này và không còn coi đây là công việc cho riêng mình" - anh Phúc tâm sự.

Thân nhân liệt sĩ xúc động cảm ơn anh Phúc và Nhóm Skyline. (Ảnh: Do nhân vật cung cấp)
Thân nhân liệt sĩ xúc động cảm ơn anh Phúc và Nhóm Skyline. (Ảnh: Do nhân vật cung cấp)

Anh Phúc đã tìm gặp một số bạn trẻ có chung chí hướng, thành lập Nhóm tình nguyện phục dựng ảnh liệt sĩ Màu hoa đỏ do Phúc làm trưởng nhóm; tham gia và làm phó nhóm là các bạn trẻ phục dựng ảnh Skyline. Phúc chia sẻ những bức ảnh chân dung liệt sĩ đã chụp trên nửa thế kỷ nên bị ố mờ, bay màu, thậm chí, có những bức ảnh không còn nhìn rõ được khuôn mặt. Để phục chế lại ảnh còn phải dựa vào mô tả của người thân hoặc tìm những người giống liệt sĩ nhất để phục chế. "Chúng tôi sẽ chia thành những công đoạn nhỏ như thu thập ảnh cũ, xác minh thông tin, chỉnh sửa ảnh, đóng khung và trao đến thân nhân liệt sĩ" - anh Phúc nói.

Bức ảnh liệt sĩ Hoàng Văn Thìn trước và sau phục hồi do anh Phúc thực hiện
Bức ảnh liệt sĩ Hoàng Văn Thìn trước và sau phục hồi do anh Phúc thực hiện

Việc phục chế ảnh liệt sĩ phải khớp với thời điểm lịch sử cũng như phù hợp quân phục của thời kỳ đó. Vì vậy, anh Phúc và các bạn trẻ đã đi đến các di tích lịch sử, tìm kiếm tư liệu và sưu tập quân phục của các binh chủng qua các thời kỳ để phục chế ảnh chính xác nhất. "Đây là công việc xuất phát từ tâm, từ lòng tri ân thế hệ cha ông đi trước đã hy sinh xương máu vì dân tộc nên không thể làm hời hợt. Mỗi bức ảnh phục chế là một lời tri ân của chúng tôi tới các liệt sĩ" - anh Phúc đúc kết.

Anh Lê Văn Phúc nhận giải thưởng Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2024
Anh Lê Văn Phúc nhận giải thưởng Gương mặt trẻ thủ đô tiêu biểu năm 2024

Chia sẻ với chúng tôi vào dịp cả nước hân hoan chào đón kỷ niệm 50 năm Ngày Thống nhất đất nước vừa qua, anh Lê Văn Phúc cho biết anh vẫn còn nguyên vẹn cảm xúc dâng trào mỗi khi trực tiếp phục chế những bức ảnh liệt sĩ đã bay màu theo thời gian. Khi nhìn thẳng vào ánh mắt liệt sĩ, anh Phúc cũng như các bạn trẻ trong nhóm lại khởi lên tinh thần yêu nước, lòng biết ơn những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của dân tộc.

Những cuộc hội ngộ... qua ảnh

Cuối tháng 6-2024, Thành Đoàn Hà Nội đã phối hợp cùng Nhóm Màu hoa đỏ của anh Phúc để thực hiện dự án "Phục dựng ảnh liệt sĩ trao tặng các gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gia đình Bà mẹ Việt Nam anh hùng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024". Khi nhận được lời mời tham gia dự án, anh Phúc và cộng sự đồng ý ngay không chút do dự.

Thành Đoàn Hà Nội đã thống kê danh sách và tập hợp ảnh cũ gửi cho Nhóm Màu hoa đỏ. Để kịp trao tặng vào Ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7-2024, anh Phúc và các thành viên trong nhóm đã làm ngày làm đêm để kịp tiến độ giao ảnh. "Việc phục chế không phải là biến ảnh cũ thành một bức ảnh mới mà phải tìm hiểu về cảm xúc, thần thái của người trong ảnh. Phải biết ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào phục chế để bức ảnh có hồn và truyền đạt được cảm xúc của liệt sĩ" - anh Phúc nói.

Theo chân anh Phúc tới gia đình ông Vũ Sinh ở thị trấn Phú Xuyên, trên bàn thờ gia đình là bức ảnh chân dung liệt sĩ Vũ Duy Quý, sinh năm 1948, mất năm 1970 do anh Phúc phục dựng. Mỗi lần nhìn lên di ảnh em trai, ông Vũ Sinh đều không giấu những giọt nước mắt. Ông Sinh cho hay: "Anh Phúc đã về đây xin ý kiến gia đình phục dựng lại bức ảnh em tôi. Tấm ảnh phai mờ nay đã trở nên rõ nét, có hồn khí giúp em tôi giữ lại được kỷ niệm với gia đình, tôi rất cảm ơn Phúc và các bạn trẻ".

Mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Chải, 95 tuổi (xã Nam Phong, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội) khi được anh Phúc trao lại 2 bức ảnh rõ nét của 2 người con liệt sĩ, đôi mắt mờ đục của mẹ Chải đã ngay lập tức nhận ra hai con trai. Mẹ xúc động ôm 2 con vào lòng và khóc. "Mẹ vừa buồn vừa vui khi ôm di ảnh 2 con liệt sĩ. Đã mấy chục năm trôi qua, mẹ như được gặp lại 2 con của mẹ, dẫu chỉ qua những bức ảnh" - mẹ Chải nói. Ông Công Anh Thi (ngụ quận Tây Hồ), thân nhân liệt sĩ Công Phương Thảo hy sinh năm 1971, cho biết: "Bao nhiên năm qua, gia đình chỉ có tấm ảnh duy nhất cũ để thờ phụng. Tôi rất xúc động khi nhận ra bức ảnh mới này, lúc đó tôi hình dung ra chú ấy khi còn sống như ngày xưa. Không chỉ tôi mà những người thân khác đều không cầm lòng được mỗi khi nhìn vào bức ảnh vì trông rất có hồn".

Bà Lê Thị Nga (ngụ phường Phương Mai, Đống Đa), vợ liệt sĩ Phạm Văn Soát, được nhận ảnh chồng trong dịp 27-7 không giấu được xúc động: "Chồng tôi hy sinh năm 1968 ở Đồng Nai. Ảnh trước rất cũ và đã bị mờ nhòe, bay màu. Khi nhận được bức ảnh mới của chồng, tôi rất xúc động như thấy ông ấy quay trở về".

Bền bỉ hành trình tri ân

Trên hành trình ý nghĩa này, Nhóm Skyline cũng gặp không ít khó khăn, song bằng trái tim tri ân, những thách thức dần được khắc phục để họ vững bước trên hành trình. "Thời gian đầu chúng tôi thiếu kỹ năng nên phải học hỏi rất nhiều, bên cạnh đó là áp lực tiến độ. Có lần chúng tôi phục chế xong một bức ảnh và mang đến tặng mẹ liệt sĩ nhưng mẹ đã qua đời 2 ngày trước khiến mọi người rất xót xa. Ngoài ra, chúng tôi thường phục hồi ảnh về đêm vì cần sự yên tĩnh, nên sức khỏe cũng bị ảnh hưởng" - anh Phúc trải lòng.

Anh Triệu Thế Quyền, thành viên Nhóm Màu hoa đỏ, cho hay trước đây anh làm nghề chỉnh sửa ảnh và nhận chỉnh sửa ảnh online. Khi biết anh Phúc thực hiện việc làm rất có ý nghĩa thì anh đã tham gia nhóm. "Sự khác biệt giữa phục dựng ảnh liệt sĩ và ảnh thông thường chính là tính lịch sử khi mang theo câu chuyện hy sinh của thế hệ cha ông. Phục dựng ảnh liệt sĩ không chỉ phục hồi về hình thức mà còn làm sống lại ký ức hào hùng trong mỗi chúng ta" - anh Quyền bộc bạch.

Người truyền cảm hứng

Tính đến nay, anh Phúc đã phục dựng được gần 7.000 bức ảnh liệt sĩ, dạy nghề phục chế ảnh cho vợ, cho bạn và nhiều thành viên trong nhóm. Anh đang phục dựng ảnh 64 chiến sĩ Gạc Ma, các chiến sĩ Điện Biên, ảnh 10 cô gái Ngã ba Đồng Lộc, chân dung anh hùng Lý Tự Trọng, Nguyễn Văn Trỗi, chị Võ Thị Sáu... "Hành trình này của tôi cùng các bạn trong nhóm sẽ không có điểm dừng. Tôi hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ, họ sẽ làm những công việc tương tự để tri ân các anh hùng liệt sĩ" - anh Phúc nói.

Theo Vũ Phương Anh (NLDO)

Có thể bạn quan tâm

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi Pleiku

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, những góc quán xưa cũ, vật dụng nhuốm màu thời gian tưởng chừng chỉ còn trong ký ức lại đang trở thành điểm dừng chân thu hút người trẻ. Ở đó, họ không chỉ check-in mà còn tìm thấy cảm hứng sống, cảm hứng nghệ thuật và sự lắng đọng trong tâm hồn.

Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Infographic Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Với tinh thần “xã, phường mới - tinh thần mới”, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Gia Lai đã thể hiện rõ sự năng động, chủ động và trách nhiệm trong công việc, luôn thường trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa cấp xã mới để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp làm Bí thư Tỉnh Đoàn Gia Lai sau hợp nhất

Anh Phạm Hồng Hiệp (SN 1989, quê huyện Phù Cát, Bình Định, nay là tỉnh Gia Lai), từng đảm nhận các chức vụ Trưởng ban Thanh thiếu nhi – Trường học Tỉnh Đoàn Bình Định; Phó Bí thư Tỉnh Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh Đoàn Bình Định; Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh Bình Định.

Trong 5 đảng viên vừa được Chi bộ Trường THPT Ya Ly tổ chức lễ kết nạp, có 3 đảng viên mới là học sinh. Ảnh: V.T

Tự hào đảng viên tuổi 18

(GLO)- Trở thành đảng viên khi vừa tròn 18 tuổi là niềm tự hào của nhiều bạn trẻ ở tỉnh Gia Lai, đây là minh chứng cho sự trưởng thành về nhận thức, bản lĩnh và lý tưởng sống. Vinh dự này đã trở thành động lực để các bạn trẻ nỗ lực hơn trong học tập, rèn luyện để cống hiến cho quê hương, đất nước.

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Tăng cường kết nối, lan tỏa giá trị nữ doanh nhân

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Tăng cường kết nối, lan tỏa giá trị nữ doanh nhân

(BĐ) - Chiều 29.6, Hội Nữ doanh nhân tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và chương trình giao lưu, kết nối với Hội Nữ doanh nhân tỉnh Gia Lai. Tham dự Hội nghị có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lê Bình Thanh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang, Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lý Tiết Hạnh.
Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

Trải nghiệm ý nghĩa cùng chiến dịch “Hoa phượng đỏ”

(GLO)-Kỳ nghỉ hè bắt đầu cũng là lúc các đoàn viên thanh niên Gia Lai háo hức tham gia chiến dịch “Hoa phượng đỏ”. Không chỉ là sân chơi bổ ích trong dịp hè, chiến dịch còn là cơ hội để ĐVTN thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện, sống có trách nhiệm và trưởng thành từ những trải nghiệm thực tế.

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

(GLO)- Từng có công việc ổn định ở nước ngoài, anh Đào Huy Phong (SN 1996, trú tại tổ 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về Chư Sê khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao. Quyết định táo bạo ấy giúp anh có thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương.

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Kết nối phát triển, sẻ chia lan tỏa

Hội Nữ doanh nhân tỉnh: Kết nối phát triển, sẻ chia lan tỏa

Trong 6 tháng đầu năm 2025, Hội Nữ doanh nhân tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, khẳng định rõ vai trò kết nối, đồng hành cùng hội viên trong phát triển kinh doanh, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp, đồng thời góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội và các phong trào chung của tỉnh.
Không để khó khăn cản trở ước mơ

Không để khó khăn cản trở ước mơ

(GLO)- Đó là những chia sẻ đầy xúc động của các sĩ tử đặc biệt tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Gia Lai. Có em bị khuyết tật bẩm sinh, có em không may bị tai nạn giao thông ngay trước kỳ thi, dẫu khó khăn nhưng các em vẫn không từ bỏ hành trình chinh phục tri thức.

Lan rộng tinh thần sáng tạo trong học sinh, sinh viên

Lan rộng tinh thần sáng tạo trong học sinh, sinh viên

Liên hoan Sáng tạo trẻ trong học sinh, sinh viên tỉnh năm 2025 (do Tỉnh đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tỉnh tổ chức) đã mang đến nhiều ý tưởng sáng tạo, gần gũi, mang tính ứng dụng cao. Không chỉ là sân chơi để thử sức, nhiều bạn trẻ đã mang cả những mong muốn, trải nghiệm gửi vào từng sản phẩm.
null