Chàng trai 'nghiện' hiến máu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Từng sợ hãi khi bạn bè rủ tham gia hiến máu, đến nay Trịnh Xuân Thủy đã có gần 40 lần hiến máu và hiện anh là Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu TP.Hà Nội.

Vượt qua nỗi sợ

Lần nào khi gặp Thủy, tôi cũng thấy anh mặc bộ đồ màu đỏ, thương hiệu đã gắn liền với Thuỷ suốt hơn chục năm qua. Trịnh Xuân Thủy cũng có những công việc cá nhân riêng nhưng trên trang cá nhân của Thủy chỉ thấy anh tự hào nhất là khi tham gia hiến và vận động hiến máu.

Thủy năm nay 31 tuổi, ngụ tại tỉnh Thanh Hóa, vốn là sinh viên Học viện Ngoại giao. Khi mới chân ướt chân ráo ra thủ đô theo học, Thủy được bạn bè vận động tham gia hiến máu. Như nhiều người khác, chàng trai non nớt rất e sợ, nhỡ đâu cho giọt máu đi sức khỏe không còn đảm bảo nữa. Song, được sự tư vấn của các bác sĩ, Thủy đã quyết tâm cho đi giọt máu đào đầu tiên vào năm 2012.

“Có một chút sợ sệt, bối rối lúc bác sĩ chích kim tiêm lấy máu nhưng rồi đã nhanh chóng qua đi. Thấy những giọt máu được mang đi cứu chữa bệnh nhân trong tôi rất hạnh phúc và sung sướng”, Thủy tâm sự.

Thủy (đứng) vận động gia đình tham gia hiến máu tại lễ hội Xuân Hồng 2024.
Thủy (đứng) vận động gia đình tham gia hiến máu tại lễ hội Xuân Hồng 2024.

Sau đó, Thủy đã tham gia Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội và trải qua nhiều vị trí trước khi được bầu giữ chức chủ tịch Hội năm 2020. Tích cực tham gia công tác xã hội, đặc biệt là hiến máu nên ban đầu bố mẹ Thủy cũng lo ngại ảnh hưởng đến học tập, tuy nhiên Thủy đã vận động khéo léo để bố mẹ yên tâm và ủng hộ con hết mình trên con đường thiện nguyện.

Ông Trịnh Đình Phúc, bố của Thủy tâm sự: "Lúc Thủy mới ra Hà Nội, gia đình chỉ mong con chú tâm vào học tập cũng không nghĩ con gắn bó lâu dài với hoạt động hiến máu. Nhiều lúc con về quê thấy gầy và đen đi nhiều, bố mẹ rất thương và có khuyên con nên thôi tham gia phong trào, công tác xã hội. Song, đó là đam mê của Thủy nên con đã gắn bó với hoạt động này đến hôm nay, không những thế Thủy còn về vận động các thành viên trong gia đình tham gia hiến máu tại địa phương".

Thủy hiện đã tái đắc cử vị trí Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu TP.Hà Nội khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thủy hiện đã tái đắc cử vị trí Chủ tịch Hội Thanh niên vận động hiến máu TP.Hà Nội khóa VII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Sáng tạo trong vận động hiến máu

Là một tổ chức đông đảo người trẻ (khoảng 3.500 thành viên) nên Thủy đã sáng tạo trong cách vận động và tổ chức hiến máu tùy tình hình thực tế. Thủy đã triển khai các chiến dịch truyền thông trên mạng xã hội lan tỏa thông điệp nhân văn của nghĩa cử hiến máu. Vì vậy trong những năm gần đây, Hội đã nâng được số lượng máu tiếp nhận trung bình một năm từ 30.000 lên 50.000 – 60.000 đơn vị máu.

Đặc biệt trong thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, Hội vẫn hoạt động rất mạnh mẽ bằng các hình thức khác nhau như đăng ký trực tuyến, tổ chức lấy máu theo giờ, địa điểm phù hợp, triển khai ứng dụng HIENMAU giúp người hiến tiết kiệm thời gian chờ đợi…

“Hiện nay, hầu hết mọi người đều đăng ký online trước và chúng tôi kiểm soát được số lượng người đến tham gia để bố trí không gian, cơ sở vật chất phù hợp tiếp nhận máu, mọi người đến cũng không phải chờ đợi lâu như trước”, Thủy cho biết.

Bác sĩ Vũ Quang Hưng, cán bộ tại Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư cho biết: "Tình nguyện viên của Hội Thanh niên vận động hiến máu Hà Nội là cánh tay phải rất đắc lực và đã hỗ trợ cho nhân viên y tế trong thời điểm dịch Covid-19 cũng như khoảng thời gian sau đó. Nhờ có Hội mà chúng tôi tiếp nhận được số lượng máu hiến ngày càng tăng qua các năm, đặc biệt qua sự kiện lễ hội Xuân Hồng hằng năm".

Trên hành trình vận động hiến máu, đã có lúc có người hỏi Thủy: “Các cháu đi bán máu ở đâu thế?” khiến Thủy không khỏi chạnh lòng. Tuy nhiên chàng trai đã tích cực vận động, giải thích để nâng cao nhận thức cộng đồng về hiến máu cứu người. “Ngoài hiến máu thì tích cực thay đổi nhận thức của cộng đồng về nghĩa cử cao đẹp này cũng chính là một mục tiêu quan trọng của chúng tôi”, Thủy cho biết.

Với tấm bằng cử nhân quan hệ quốc tế, Thủy có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Tuy nhiên trước mắt Thủy vẫn chọn gắn bó với công tác hiến máu nhân đạo, công việc đem đến cho anh niềm vui và sự tự hào, đặc biệt là niềm hạnh phúc khi thấy những bệnh nhân được điều trị khỏe mạnh nhờ những giọt máu đào trao đi.

Theo Trần Văn Vương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.