Nam sinh một tay 'vẽ' cờ Tổ quốc từ giấy chứng nhận hiến máu gây sốt mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Những ngày qua, cộng đồng mạng lan bức ảnh nam sinh Nguyễn Phúc Đức chụp bên lá cờ Tổ quốc đặc biệt, được xếp từ 30 giấy chứng nhận hiến máu.

Trên trang cá nhân, Nguyễn Phúc Đức (SN 1997, Thái Nguyên) tự hào "khoe" thành quả sau nhiều giờ cặm cụi xếp lá cờ Tổ quốc đặc biệt, có một không hai. "Em thể hiện lòng yêu Tổ quốc bằng cách xếp giấy chứng nhận hiến máu của bản thân thành hình lá cờ đỏ sao vàng. Tự hào là người Việt Nam", Đức viết.

Phúc Đức và lá cờ đặc biệt. (Ảnh: NVCC)

Phúc Đức và lá cờ đặc biệt. (Ảnh: NVCC)

Nhanh chóng, hình ảnh chàng trai một tay rạng rỡ bên cạnh lá cờ Tổ quốc nhận được nhiều lời khen từ cộng đồng mạng. Nhiều người ngưỡng mộ Đức không chỉ vì hành động ý nghĩa mà còn bởi những câu chuyện về nghĩa cử cao đẹp phía sau.

Chia sẻ về ý tưởng này, Phúc Đức cho hay, những ngày gần đây lướt mạng thấy nhiều bạn trẻ vẽ lá cờ Tổ quốc trên mái nhà, ngoài cửa cuốn để thể hiện tình yêu đất nước.

Hưởng ứng kỷ niệm 79 năm ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9, Đức cũng muốn góp một phần nhỏ bé vào tinh thần chung ấy. Đức đã nảy ra ý tưởng sắp xếp những tấm giấy chứng nhận hiến máu tích luỹ gần 10 năm qua để tạo thành lá cờ Tổ quốc.

"Từ lúc vẽ phác thảo đến lúc hoàn thiện, em chỉ mất khoảng 2-3 tiếng", Đức kể. Tuy không mất nhiều thời gian để xếp nhưng nam sinh muốn căn chỉnh sao cho đẹp và đúng tỉ lệ nhất bởi đây là lá cờ thiêng liêng, không thể làm qua loa cho xong.

Đức lấy phần mặt đỏ của giấy chứng nhận hiến máu làm nền còn mặt còn lại có nền vàng làm ngôi sao 5 cánh ở chính giữa.

Lá cờ được xếp từ 30 tấm giấy chứng nhận hiến máu. (Ảnh: NVCC)
Lá cờ được xếp từ 30 tấm giấy chứng nhận hiến máu. (Ảnh: NVCC)

"Màu đỏ quốc kỳ là màu của máu cha ông đổ xuống, màu của cách mạng. Thật trùng hợp và ý nghĩa khi tác phẩm lại được tạo từ những tờ giấy chứng nhận khi em đi hiến máu", Đức nói và nhớ lại lần đầu nam sinh thực hiện nghĩa cử cao đẹp này vào năm 2016.

Đức nói đến giờ vẫn nhớ như in câu nói của những tình nguyện viên khi ấy "nỗi đau mà người tham gia hiến máu chịu đựng khi kim chọc vào không là gì so với nỗi đau của bệnh nhi đang từng ngày, từng giờ chờ đợi nhận máu".

Điều này giúp Đức vượt qua nỗi sợ kim tiêm và nhận ra giá trị tích cực của bản thân. "Dù khiếm khuyết nhưng em rất vui vì vẫn có thể cho đi, sống đẹp, giúp đỡ mọi người", chính vì vậy, cứ đủ số ngày quy định, Phúc Đức lại đăng ký xin đi hiến máu. Chàng trai quê Thái Nguyên mong muốn giúp đỡ được nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Gần 10 năm qua, cứ có cơ hội Đức sẽ lại hiến máu, đến nay đã sở hữu gia tài 30 tấm giấy chứng nhận. Đó cũng là số chứng nhận tạo nên lá cờ đặc biệt.

Chàng trai trẻ tích cực tham gia hoạt động tình nguyện. (Ảnh: NVCC)

Chàng trai trẻ tích cực tham gia hoạt động tình nguyện. (Ảnh: NVCC)

Đức bị mất một phần cánh tay phải sau khi bị bể chứa nước đổ vào người khi mới học lớp 6. Nhiều năm qua, Đức phải tập luyện để thuần thục mọi việc với một cánh tay trái.

Có thời điểm, nam sinh nhút nhát, hướng nội và khó giao tiếp với mọi người xung quanh nhưng kể từ khi tham gia các hoạt động đoàn đội, Đức đã tự tin, cởi mở hơn rất nhiều.

Thời gian qua, bên cạnh hoạt động tình nguyện hiến máu, Đức tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa và nhận được nhiều danh hiệu cao quý.

Đức được tặng bằng khen của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vì có thành tích xuất sắc trong phong trào hiến máu nhân đạo. Nam sinh đạt danh hiệu "Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác" và "Sinh viên 5 tốt" cấp tỉnh Thái Nguyên.

Đặc biệt Đức là 1 trong 100 người hiến máu tiêu biểu toàn quốc được Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt động viên và tuyên dương năm 2023.

Bên cạnh đó, Đức cũng nhận giấy khen của Ban chấp hành Hội sinh viên Việt Nam Đại học Thái Nguyên vì có thành tích tiêu biểu trong phong trào Đoàn hội.

Hiện Đức đang là Phó chủ tịch hội sinh viên trường Đại học Khoa học (Đại học Thái Nguyên). Chàng sinh viên khoa Du lịch cho hay luôn học tập tốt và lan toả những thông điệp tích cực đến mọi người xung quanh.

Theo Hiểu Lam (VTC News)

Có thể bạn quan tâm

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

Em Lưu Văn Kiên sẽ đại diện Trường THPT chuyên Hùng Vương tham gia Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 25

(GLO)- Sáng 27-10, Trường THPT chuyên Hùng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức thành công Chung kết cuộc thi Olympia cấp trường năm học 2024-2025. Chương trình được triển khai dựa trên Format của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia phát sóng trên kênh VTV3-Đài Truyền hình Việt Nam.

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

Học sinh phố núi sử dụng AI trong học tập

(GLO)- Không còn xa lạ như thuở ban đầu, giờ đây nhiều học sinh ở các trường THPT tại TP. Pleiku (Gia Lai) đã quen thuộc với việc sử dụng AI trong học tập. Từ tóm tắt văn bản, lập dàn ý cho đến tạo ra hình ảnh… đều có thể nhờ sự hỗ trợ của AI.

Những lá đơn tình nguyện nhập ngũ

Những lá đơn tình nguyện nhập ngũ

(GLO)- Hàng năm, nhiều thanh niên trong tỉnh đã viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Với mong muốn góp một phần công sức vào công cuộc bảo vệ Tổ quốc, những lá đơn tình nguyện thể hiện ý thức, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên

Khơi dậy khát vọng cống hiến trong thanh niên

(GLO)- Trong chiến tranh, với khát vọng hòa bình, hàng triệu thanh niên xung phong ra chiến trường, hiến trọn tuổi thanh xuân cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc. Thời bình, mỗi người trẻ lại mang khát vọng cống hiến trí tuệ, sức lực, của cải, tinh thần để đem đến điều tốt đẹp cho cộng đồng.

An Khê: Lắng nghe trẻ em nói

An Khê: Lắng nghe trẻ em nói

(GLO)- Hàng năm, thị xã An Khê tổ chức 1 đến 2 chương trình tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo thị xã với trẻ em. Đây là dịp để các em học sinh bày tỏ tâm tư, nguyện vọng và đề xuất ý kiến, kiến nghị chính đáng trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Cửa liên thông đại học sắp 'thông'

Với những quy định rõ ràng, chi tiết được thể hiện trong dự thảo Nghị định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân, hứa hẹn con đường liên thông sắp tới sẽ không còn nhiều điểm 'tắc' như thời gian qua.