Chàng trai mở tiệm làm đồ thủ công mỹ nghệ giúp đỡ người bị nhiễm HIV

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hơn 1 năm qua, anh Lê Hiếu Bình (27 tuổi, ngụ tại P.Bình Thủy, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) mở tiệm làm đồ thủ công mỹ nghệ, lấy tiền giúp đỡ những bạn trẻ bị nhiễm HIV.

Cửa tiệm của anh Bình là căn nhà 2 tầng nhưng diện tích rất nhỏ. Tầng trệt có 3 người đã thấy chật, trên lầu rộng hơn chút nhưng chỉ đủ đặt một cái bàn cho khách trải nghiệm. Đây là nơi Bình đặt nhiều tâm huyết duy trì hành trình giúp đỡ những bạn trẻ bị nhiễm HIV.

Vui vì giúp đỡ được cộng đồng

Một buổi tối, chỉ có 2 bạn trẻ đến làm đồ gốm sứ. Bình nhẩm tính: "Nếu trừ tiền mặt bằng, thuê nhân viên thì lợi nhuận chẳng là bao. Vì vậy, tôi quyết định dành hết tiền từ tiệm này để hỗ trợ những bạn bị HIV. Hoạt động này đã thực hiện từ tháng 7.2023. Tôi ít đặt nặng vấn đề thu nhập ở đây, vì có công việc chính là làm kế toán ở một công ty về mỳ cay trong nội ô thành phố".

Tiệm của chàng trai miền Tây có nhiều hoạt động làm đồ thủ công mỹ nghệ, như: nến thơm, móc khóa, gốm, hoa đất sét, tranh (vỏ sò, ốc, thủy tinh), vòng tay, vòng cổ... Nếu có nhân viên làm thêm, tiệm mở cửa từ 9 - 21 giờ. Còn không, phải sau 17 giờ, khi tan ca làm Bình mới chạy sang quán xuyến. Tuy vất vả nhưng Bình rất vui vì giúp đỡ được cộng đồng.

Bình đã tham gia nhiều cuộc thi, lớp tập huấn liên quan đến kiểm tra, xét nghiệm HIV nên hiểu được phần nào tâm tư của người trong cuộc. Đỉnh điểm là người chị họ của Bình từng rất tiêu cực khi phát hiện bị nhiễm HIV từ chồng. Do quá sốc, chị suy sụp tinh thần, có ý định tự tử. Bình nghĩ, những tình huống này rất cần có điểm tựa, một nơi sẵn sàng hướng dẫn lộ trình điều trị nên bản thân thực hiện điều đó.

Bình lấy lợi nhuận từ cửa hàng này để hỗ trợ các bạn bị nhiễm HIV và các hoạt động tình nguyện khác.
Bình lấy lợi nhuận từ cửa hàng này để hỗ trợ các bạn bị nhiễm HIV và các hoạt động tình nguyện khác.

Theo Bình, phần lớn người bị HIV còn ngại hòa nhập cộng đồng. Việc chia sẻ, nhờ ai đó giúp đỡ càng khép kín hơn. Bình tâm sự: "Việc tuân thủ việc uống thuốc kháng virus hàng ngày theo chỉ định sẽ giúp sức khỏe và tinh thần của người nhiễm HIV tốt hơn. Tất nhiên, việc này đòi hỏi họ phải quyết tâm, kiên trì và cả kinh phí nữa. Thế nên, tôi muốn giúp những bạn khó khăn. Nhưng nếu dựa vào tiền làm kế toán thôi thì rất khó nên tôi đã mở cửa tiệm này".

Hỗ trợ tiền mặt, kinh phí mua thuốc mỗi khi các bạn cần

Ban đầu, Bình nhận các bạn bị nhiễm HIV K=K (không còn khả năng lây nhiễm qua đường tình dục – PV) làm việc theo ca tại cửa hàng. Mục tiêu để các bạn có thu nhập, chủ động hơn trong điều trị. Tuy nhiên, việc mời chào này chưa thể làm các bạn mạnh dạn mở lòng. Chỉ có một bạn nữ làm việc hơn 1 năm rồi nghỉ. Thấy vậy, Bình chuyển sang hình thức giúp đỡ kín đáo hơn, là hỗ trợ tiền mặt, kinh phí mua thuốc mỗi khi các bạn cần.

Để hỗ trợ các bạn bị HIV, sáng Bình làm kế toán, tối sang làm việc tại cửa hàng mỹ nghệ.
Để hỗ trợ các bạn bị HIV, sáng Bình làm kế toán, tối sang làm việc tại cửa hàng mỹ nghệ.

Hiện, Bình thường xuyên hỗ trợ cho gần 10 bạn bị nhiễm HIV. "Những bạn này rất cố gắng và tự trọng. Tuy nhiên, có lúc các bạn bế tắc, không thể tự giải quyết được, không thể đi điều trị định kỳ được. Tôi sẽ mua thuốc cho các bạn, có lúc gửi tiền khi họ không đủ trang trải trong tháng đó (cao nhất 500.000 đồng -PV). Tôi luôn giữ mối liên hệ với các bạn, thường trao đổi qua điện thoại. Có những bạn được tôi giới thiệu đi làm ở quán nước, tiệm ăn của người quen", Bình nói.

Theo Thanh Duy (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Lặng lẽ trồng cây giữa thành phố ‏

Có những người con của phố thị, nhưng tâm hồn thì hướng về những ngọn đồi xanh thẳm. Đặng Công Lợi - một công dân trẻ của Đà Nẵng, vì yêu sắc xanh của cây lá, đang từng ngày nhân lên tình yêu trồng cây và gìn giữ môi sinh.

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Sống ở TP.HCM: Người hạnh phúc vẽ nên sắc hồng cho bệnh nhân ung thư

Hiến tóc cho bệnh nhân ung thư là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong khuôn khổ chương trình 'Ngày hội Nón hồng' do Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam (BCNV) tổ chức. Những mái tóc được gửi đến các bệnh nhân chính là biểu tượng của sự sẻ chia, tiếp thêm sức mạnh để họ tiếp tục chiến đấu.

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

Gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng

(GLO)- Năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong mọi công việc và luôn gương mẫu trong các phong trào, hoạt động là nhận xét của đồng chí, đồng đội dành cho Thượng tá Trần Thế Tùng-Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự TP. Pleiku. Anh cũng là tấm gương sáng trong phong trào thi đua quyết thắng.

Gia đình nạn nhân trong vụ mắc kẹt giữa dòng lũ trên sông Ayun đến cảm ơn lực lượng Công an

Gia đình nạn nhân trong vụ mắc kẹt giữa dòng lũ trên sông Ayun đến cảm ơn lực lượng Công an

(GLO)- Chiều 30-9, người nhà của anh Phan Minh Thắng-nạn nhân trong vụ mắc kẹt giữa dòng lũ trên sông Ayun đã đến Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (Công an tỉnh Gia Lai) để gửi lời cảm ơn đến toàn thể cán bộ chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ giải cứu anh Thắng an toàn.

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Lớp học 'Cầu vồng' của cô gái bán dừa

Mỗi mảnh đời đôi khi đơn điệu đứng một mình, nên Huệ tìm kiếm những mảnh ghép đó để kết nối lại, tạo nên bức tranh đầy màu sắc. Lớp học mang tên 'Cầu vồng' dạy miễn phí cho những em nhỏ hoàn cảnh khó khăn ra đời từ đó...
Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Cô gái chi 300 triệu đồng biến khu vườn đẹp tựa các đồng quê ở châu Âu

Sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Hà Nội, Phạm Diệu Linh (30 tuổi) đã quyết định về miền quê tại tỉnh Sơn La làm vườn và lập nghiệp. Tại đây, chị thuê một mảnh vườn gần 1.000 m2, sau đó tự thiết kế, trồng trọt, biến nơi đây đẹp tựa các phim về đồng quê ở châu Âu để sống chậm với thiên nhiên.