Chàng "nông dân thành thị" trồng rau trong không khí

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đấy là mô hình trồng rau bằng hình thức khí canh của anh Trương Bình Sơn (sinh năm 1982, quận Gò Vấp, TP.HCM).
 

Anh Sơn với mô hình trồng rau khí canh trên sân thượng nhà mình.
Anh Sơn với mô hình trồng rau khí canh trên sân thượng nhà mình.

Sau khi học ngành cơ khí, Trương Bình Sơn ra trường đi làm một thời gian thì công ty giải tán nên anh thất nghiệp. Đang trong lúc rảnh rỗi, Sơn đã cùng chú của mình thử sức với việc trồng cây cảnh. Cũng từ đây, Sơn thấy thích thú với nông nghiệp và anh đã biến sân thượng nhà mình thành vườn rau an toàn.
 

Mỗi loại rau khi trồng bằng hình thức khí canh sẽ phát triển nhanh hơn 30-40% so với các phương pháp canh tác truyền thống.
Mỗi loại rau khi trồng bằng hình thức khí canh sẽ phát triển nhanh hơn 30-40% so với các phương pháp canh tác truyền thống.

Anh Sơn tìm đến các trang web của Mỹ để học cách họ trồng rau theo hình thức khí canh rất độc đáo. Anh tự mày mò và phải mất 3 tháng thất bại thì rau anh trồng mới có kết quả.

“Lúc đầu ba mẹ đã cho rằng mình bị thần kinh và nói từ nhỏ đến lớn ba mẹ đã gắn liền với nghề nông mà chưa thấy ai trồng rau như vậy cả. Nhưng vì mình thích quá nên lao vào như con thiêu thân mà không cần biết sẽ làm được hay không. Tại mình thấy nước Mỹ người ta làm được thì mình cũng sẽ làm được”, anh Sơn tâm sự.

 

Các loại củ anh Sơn trồng cũng phát triển rất tốt.
Các loại củ anh Sơn trồng cũng phát triển rất tốt.

Theo hình thức này thì rau sẽ trồng trên trụ và rễ cây lơ lửng trong không khí chứ không bám vào đất hay ngập trong nước như các hình thức trồng rau thông thường khác.

“Cũng chính vì rễ không bị ngập nước như hình thức thủy canh nên thoáng khí hơn, giúp cây hấp thụ oxy được nhiều hơn và từ đó phát triển tốt hơn. Đặc biệt cách trồng này có thể trồng được các loại cây trái mùa và các loại cây thân mọng nước như nha đam, mồng tơi,... mà hình thức thủy canh đang hạn chế”, anh Sơn chia sẻ.

 

Dâu Tây đặc biệt chỉ thích hợp với điều kiện khí lạnh nhưng anh Sơn vẫn có thể trồng được trên sân thượng nhà mình.
Dâu Tây đặc biệt chỉ thích hợp với điều kiện khí lạnh nhưng anh Sơn vẫn có thể trồng được trên sân thượng nhà mình.

Bên cạnh đó, anh Sơn còn cho biết thêm là cách trồng này rất phù hợp cho các hộ gia đình thành thị bởi tiết kiệm được rất nhiều diện tích mà anh Sơn ví như là xây nhà chung cư cho rau.

“Trong thổ canh, chúng ta bón phân vào đất để cây hấp thụ thì trong khí canh chúng ta pha vào nước để cây hấp thụ và tỷ lệ thì tùy theo độ tuổi của cây. Như thế sẽ loại trừ được các tác nhân gây bệnh có trong đất. Qua quá trình sinh lý sinh hóa cây hấp thụ các dưỡng chất đó và phát triển. Dinh dưỡng được luân chuyển từ bồn lên đài sen phun đều cho các hốc trồng và hồi lưu lại về bồn. Như thế rễ cây sẽ được tiếp dinh dưỡng, oxy nhiều hơn và phát triển tốt hơn”, anh Sơn phân tích về những nguyên lý hoạt động của hình thức canh tác này.

 

Trồng rau theo hình thức khí canh thì vấn đề đủ ánh sáng cũng hết sức cần thiết.
Trồng rau theo hình thức khí canh thì vấn đề đủ ánh sáng cũng hết sức cần thiết.

Theo anh Sơn, với hình thức trồng rau như thế thì trên diện tích 1 m2 có thể đạt được năng suất 40 kg rau.

Vì học về cơ khí nên anh Sơn lợi thế trong việc thiết kế trụ để trồng nhưng về quá trình ươm thì anh phải trải qua rất nhiều lần thất bại mới có thể làm được như hôm nay. Cũng theo anh thì quá trình ươm cây là quá trình khó nhất và cần nhiều thời gian nhất.

Theo anh, phải ươm cây trong miếng xốp khi đạt được độ tuổi nhất định thì mới mang lên bỏ vào các lỗ trên trụ, chứ không nên gieo trồng trực tiếp trên trụ vì hiệu quả sẽ không cao và không thể gối vụ, luân canh nhau được. Ươm làm sao để cây có 4 lá và gọi đây là thời gian trổ mạ, thời gian mà cây phát triển nhanh nhất và tối ưu nhất thì mới mang lên trụ. Khi ươm phải biết độ tuổi của cây để biết khi nào cây cần châm chất dinh dưỡng, khi nào thì cần đưa ra ánh sáng để quang hợp,…

 

Ngoài rau, củ, quả thì anh Sơn còn trồng được hoa.
Ngoài rau, củ, quả thì anh Sơn còn trồng được hoa.

Hiện nay, với hình thức này, anh Sơn đã trồng được nhiều loại rau và củ như củ cải trắng, củ cải đỏ, su hào, dâu tây, các loại hoa,…

Cũng theo anh Sơn các loại cây khác nhau phải có chế độ dinh dưỡng khác nhau. Đối với các cây xứ lạnh thì mình chỉ cần làm mát dung dịch là có thể trồng được. Và tùy theo thời tiết mà ta pha dung dịch cho phù hợp, ví dụ trời nắng nóng thì pha loãng dung dịch hơn, còn trời lạnh thì mật độ dung dịch phải cao hơn.

 

Một trụ cây rau mồng tơi miễn phí được anh Sơn đặt trước nhà cho người dân sử dụng.
Một trụ cây rau mồng tơi miễn phí được anh Sơn đặt trước nhà cho người dân sử dụng.

Để hạn chế được sâu bệnh cho rau anh thường trồng thêm các loại hoa để thu hút sâu, bướm vào chỗ có hoa và từ đó rau sẽ đỡ sâu bệnh hơn.

Hiện nay từ một sân thượng trồng rau anh đã thành lập công ty và cung cấp các trụ và phương pháp trồng rau theo hình thức khí canh này. Rau anh trồng được thì tặng cho mọi người sử dụng.

Nữ Vương/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên xã Nghĩa An (huyện Kbang) khám sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Ảnh: M.P

Kbang bảo đảm chất lượng thanh niên lên đường nhập ngũ

(GLO)- Nhằm nâng cao chất lượn tuyển quân năm 2025, Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Kbang, Gia Lai triển khai đồng bộ quy trình tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ, đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức khám sơ tuyển sức khỏe NVQS bảo đảm chặt chẽ, công bằng, công khai, đúng luật.

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

Trao gửi yêu thương đến trẻ em ở làng tái định cư

(GLO)- Hàng trăm người dân và trẻ em ở xã Ia Phí (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã nhận được nhận những phần quà ý nghĩa tại chương trình “Áo ấm cho em” do Ban Thanh niên Công an tỉnh Gia Lai, Ban Thanh niên Công an tỉnh Bình Dương phối hợp cùng Huyện Đoàn Chư Păh, Câu lạc bộ Thầy thuốc trẻ tỉnh trao tặng trong ngày 4-12 vừa qua.

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

Chàng trai xứ Mường mang bát phở “hương vị ngàn năm” về phố núi Pleiku

(GLO)- Mỗi sáng cuối tuần, quán Ẩm thực Dông Ưng 2 (số 154 đường Phạm Ngọc Thạch, phường Đống Đa, TP. Pleiku) lại trở thành điểm hẹn quen thuộc của thực khách gần xa. Chỉ trong hai ngày thứ bảy và chủ nhật, quán bán ra gần 1.000 bát phở gà mang “hương vị ngàn năm”, thỏa lòng người Phố núi.

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

Nữ bác sĩ quân y tận tụy với công việc

(GLO)- Đại úy Trần Thị Thu Hà-Trợ lý Quân y (Ban Hậu cần-Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Gia Lai) là điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua quyết thắng của lực lượng vũ trang tỉnh. Đặc biệt, chị còn hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Hội thao Quân sự quốc tế 2022 (Army Games) tại Liên bang Nga.

Với sự quyết tâm cao, tiểu trại Krông Pa-Phú Thiện đạt giải nhất toàn đoàn của trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX. Ảnh: P.L

Trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX trau dồi kỹ năng, vượt qua thử thách

(GLO)- “Hiểu lý luận-Giỏi kỹ năng-Chinh phục thử thách-Vượt qua chính mình” là điều mà Tỉnh Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) Việt Nam tỉnh kỳ vọng vào 111 trại sinh tham gia trại huấn luyện cán bộ Đoàn-Hội lần thứ IX-2024 diễn ra trong 3 ngày (từ 27 đến 29-11) tại Trường Cao đẳng Gia Lai.

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

Bếp ăn 0 đồng-Trao yêu thương, nhận niềm vui

(GLO)- Chỉ sau hơn 2 tuần hoạt động, "Bếp ăn 0 đồng" bên hông Bệnh viện Nhi Gia Lai của đôi bạn thân Phạm Thị Diễm và Huỳnh Thị Trúc Lâm đã trở thành nơi sẻ chia yêu thương và mang lại những suất cơm miễn phí giúp ấm lòng những người bệnh và gia đình khó khăn.

Học kỹ năng sống

Học kỹ năng sống

(GLO)- Hồi ở rừng, chúng tôi được các bậc đàn anh, đàn chị hướng dẫn cho cách nhận biết các loài cây hoa lá có độc tố nguy hiểm để tránh nhầm lẫn với các loại rau củ quả có thể dùng được khi cần thiết. Tuy vậy, vẫn có người bị ngộ độc vì ăn phải loài rau độc, có lẽ là do thiếu kỹ năng sống.