Cây trăm tuổi: Di sản và ký ức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong tiến trình phát triển lịch sử của đất nước, cây xanh luôn gắn kết với con người. Có những cây xanh có tuổi đời hàng trăm, hàng ngàn năm, là nhân chứng của lịch sử, của sự biến động đổi thay của một vùng đất, của nhiều thế hệ con người nơi đó.

Có những cây xanh thuộc hàng cổ thụ mọc tự nhiên nhưng thường ở làng quê hay trong đô thị, đa phần cây được trồng, chăm sóc bởi nhiều thế hệ tiền nhân, những người góp công khẩn hoang lập ấp, lập làng rồi dần thành phố thị. Gọi cổ thụ là cây di sản, ký ức cũng không sai.

Thế giới rất quý trọng cây có tuổi thọ hàng trăm năm trở lên, xác định là "cây di sản" để có chính sách bảo vệ. Bởi ngoài giá trị văn hóa, giáo dục, xã hội và sinh thái, "cây di sản" cũng rất được du khách quan tâm, tạo ra nguồn thu lớn cho ngành du lịch địa phương.

Một số tiêu chí chung được các nước đưa ra để xác định "cây di sản". Đối với cây mọc tự nhiên, phải sống trên 200 năm, cao to hùng vĩ (cao trên 40 m, chu vi trên 6 m đối với cây gỗ đơn thân còn đối với các cây đa, si thuộc chi ficus phải cao trên 25 m, chu vi trên 15 m), có hình dáng đặc sắc (ưu tiên các loài đặc hữu, quý hiếm, có giá trị văn hóa, lịch sử). Đối với cây trồng, phải sống trên 100 năm, cao to hùng vĩ (cao trên 30 m, chu vi trên 3,5 m đối với cây gỗ đơn thân còn với cây đa, si thuộc chi ficus phải cao trên 20 m, chu vi trên 10 m), có hình dáng đặc sắc (ưu tiên các loài có giá trị cảnh quan, văn hóa, lịch sử). Cây không đạt các tiêu chí kỹ thuật đã nêu nhưng có giá trị đặc biệt về khoa học hoặc lịch sử hoặc văn hóa hoặc mỹ quan cũng sẽ được xem xét đặc biệt.

Ở Việt Nam từ năm 2010, Hội Bảo vệ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam (VACNE) khởi xướng việc tuyển chọn, vinh danh "cây di sản" với tên gọi "Bảo tồn cây di sản Việt Nam" được nhiều địa phương hưởng ứng. Đến nay đã có hơn 5.000 cổ thụ được cộng đồng đề xuất, được chủ sở hữu cây đăng ký, được VACNE công nhận là "Cây di sản Việt Nam", theo tiêu chí chung, đang được bảo tồn tốt nhất theo khả năng có thể. "Cây di sản" có tuổi thọ lâu nhất Việt Nam là cây táu bạc ở đền Thiên Cổ, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, được xác định có tuổi thọ khoảng hơn 2.000 tuổi. Cây dã hương 1.000 năm tuổi ở xã Tiên Lục, tỉnh Bắc Giang được cho là cổ thụ độc nhất vô nhị trên thế giới.


 

Cây dã hương 1.000 năm tuổi ở xã Tiên Lục, tỉnh Bắc Giang Ảnh: Tư Liệu
Cây dã hương 1.000 năm tuổi ở xã Tiên Lục, tỉnh Bắc Giang Ảnh: Tư Liệu


Hà Nội là đô thị có nhiều "cây di sản". Trong đó, một số cây có giá trị cao, tuổi đời từ 900 đến 1.000 năm. Nhiều đô thị phía Nam có "cây di sản". Riêng TP HCM chưa thấy nêu tên, dù vùng đất này có lịch sử hình thành và phát triển hơn 300 năm, không ít cây trồng có tuổi thọ hơn 100 năm: Cây đa hơn 300 năm tuổi tại Công viên Bách Tùng Diệp, quận 1; cây thị hơn 160 năm tuổi, cây sọ khỉ chừng 150 tuổi ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn; 10 cây xà cừ trên 100 tuổi ở Trường THPT Marie Curie, quận 3... Lý do là "chưa có đề xuất nào từ cá nhân, tổ chức để hướng đến bảo quản các hệ thống cây này" - theo VACNE.

 

Cây đa trên 300 tuổi ở Công viên Bách Tùng Diệp (TP HCM) Ảnh: Tấn Thạnh
Cây đa trên 300 tuổi ở Công viên Bách Tùng Diệp (TP HCM) Ảnh: Tấn Thạnh


Bảo tồn cổ thụ không chỉ khơi dậy niềm tự hào của người dân địa phương, lòng biết ơn của hậu thế đối với các bậc tiền nhân đã dày công vun trồng, bảo vệ cây mà còn góp phần giữ gìn cảnh quan môi trường, nâng cao ý thức tôn trọng tự nhiên và trách nhiệm bảo vệ môi trường của cộng đồng.

VACNE khẳng định việc lựa chọn và vinh danh "cây di sản" góp phần bảo tồn nguồn gien tiêu biểu, quảng bá sự phong phú, đa dạng với giá trị khoa học cao của hệ thực vật Việt Nam, tạo nguồn cho du lịch sinh thái, nghiên cứu khoa học, góp phần thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là thực hiện "Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học của Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" của Thủ tướng Chính phủ.

Dù vậy, "Cây di sản" ở Việt Nam vẫn chưa được thể chế hóa để bảo tồn, chăm sóc tốt nhất.

Theo Đăng Huy (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

“Mưa giải thưởng” văn học nghệ thuật

(GLO)- Năm 2024 được xem là năm “mưa giải thưởng” của văn học nghệ thuật (VHNT) Gia Lai tại các liên hoan, cuộc thi khu vực và toàn quốc, trong đó có nhiều giải cao. Đây là ghi nhận xứng đáng cho sự đầu tư, nỗ lực trong lĩnh vực đòi hỏi sức sáng tạo không ngừng của đội ngũ văn nghệ sĩ tỉnh nhà.

Họa sĩ Lê Hùng và tập sách ảnh vừa xuất bản. Ảnh: P.D

Họa sĩ Lê Hùng: Tìm chốn riêng sắc màu

(GLO)- Cây bàng cao lớn nghiêng tàng lá xuống ngôi nhà nhỏ (64A Lê Thánh Tôn, TP. Pleiku) được họa sĩ Lê Hùng chọn làm nơi đặt phòng tranh cá nhân. Sau hơn 40 năm gắn bó với cây cọ, ông mới có một chốn riêng để trưng bày tác phẩm mà mình dày công sáng tác.

Du khách người Ý thích thú tìm hiểu các nhạc cụ truyền thống Jrai dưới sự hướng dẫn của Nghệ nhân Ưu tú Rơ Châm Tih. Ảnh: Quốc Nguyễn

Quảng bá “sức mạnh mềm” từ hoạt động đối ngoại văn hóa

(GLO)- Những ngày gần đây, hình ảnh truyền cảm hứng nhất được lan tỏa trên báo chí và mạng xã hội là việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và ông Jensen Huang-Nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Nvidia (chuyên về lĩnh vực công nghệ) cùng dạo phố cổ và thưởng thức nem chua rán, uống bia.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.