Cây cầu của lòng dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Không trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, bà con làng Đê Ktu (thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang) đã góp tiền, ngày công để cùng nhau làm lại chiếc cầu bắc qua suối H’Nhang, giúp việc lên nương rẫy bớt hiểm nguy, đặc biệt là trong mùa mưa.

Suối H’Nhang những ngày đầu mùa mưa Tây Nguyên nước dâng cuồn cuộn. Tất cả nương rẫy của bà con làng Đê Ktu đều nằm ở bên kia con suối. Ông Trin-Trưởng thôn Đê Ktu, chia sẻ: “Trước đây, cây cầu bằng gỗ bắc qua suối H’Nhang là con đường duy nhất để bà con trong làng lên nương rẫy, thả bò, vận chuyển nông sản. Nhưng qua thời gian dài sử dụng, nắng mưa đã làm cho cây cầu bị mục nát, hư hỏng nặng, nếu tiếp tục đi lại sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt là vào mùa thu hoạch nông sản”. Hiểu được điều đó, bà con trong làng bàn với nhau tự góp tiền của và công sức để làm một chiếc cầu mới kiên cố, vững chắc hơn”.

 

Bà con làng Đê Ktu yên tâm đi qua cây cầu vững chãi lên nương rẫy. Ảnh: P.V
Bà con làng Đê Ktu yên tâm đi qua cây cầu vững chãi lên nương rẫy. Ảnh: P.V

Trước khi làm chiếc cầu mới, ông Trin đã nhiều lần tổ chức họp làng lấy ý kiến của bà con. Vị Trưởng thôn này cho biết, công tác vận động làm cầu không gặp bất cứ khó khăn hay ý kiến phản đối nào bởi ai cũng đồng lòng. Để cây cầu vững chắc hơn và tránh ngập vào mùa mưa, bà con quyết định làm cầu bằng sắt, cao hơn so với cây cầu cũ. Sau khi thống nhất ý kiến, 120 hộ dân trong làng đồng lòng đóng góp 700-800 ngàn đồng/hộ. Bên cạnh đó, 90 hộ người Kinh ở ngoài làng nhưng có ruộng rẫy bên kia suối cũng đóng góp 300 ngàn đồng/hộ. Cây cầu sắt có chiều dài 12 mét, rộng 3 mét với tổng kinh phí khoảng 120 triệu đồng được hoàn thành sau hơn 1 tháng thi công trong sự vui mừng, phấn khởi của bà con.

Giống như nhiều ngôi làng khác, làng Đê Ktu chỉ nhộn nhịp vào lúc sáng sớm và buổi chiều muộn. Buổi sáng đến làng, chúng tôi đứng bên suối H’Nhang ngắm nhìn từng dòng người tấp nập mang gùi trên vai, tay cầm cuốc xẻng đi theo những chiếc công nông chở phân bón, cây giống nối đuôi nhau chạy qua cầu lên nương rẫy. Từng đàn bò cũng thong dong bước qua chiếc cầu mới để sang bên kia bờ suối tìm những vạt cỏ xanh mởn.

Gia đình ông Srol (làng Đê Ktu) có 2 sào lúa và 2 sào mì, tất cả đều nằm bên kia suối H’Nhang. Ông chia sẻ: “Cây cầu cũ bằng gỗ được làm từ lâu nên bị mục nát, mỗi lần đi lên nương rẫy đều rất khó, mùa nắng thì còn lội dưới nước, mùa mưa thì chịu. Bây giờ có cầu mới rồi, con cái hay dân làng đi làm, tôi cũng cảm thấy yên tâm hơn”. Gia đình anh Đư (làng Đê Ktu) cũng có 600 cây cà phê nằm ở bên kia suối. Khi cây cầu cũ xuống cấp, mỗi mùa vận chuyển cà phê từ rẫy về nhà là cả một nỗi khó khăn với gia đình anh. Nhưng nỗi lo lắng ấy của anh Đư đã không còn kể từ khi cây cầu mới được hoàn thành. Giờ đây, mỗi sáng, chỉ cần bỏ tất cả dụng cụ, phân bón lên chiếc công nông, xuôi theo con đường làng rồi băng qua cầu, đi thêm khoảng 10 phút nữa, anh Đư đã có mặt tại khu rẫy của gia đình mình.

“Kể từ khi có cây cầu mới, mọi người trong làng ai cũng rất vui mừng bởi đường lên nương rẫy đã thuận lợi hơn, không còn nguy hiểm như trước nữa. Việc vận chuyển nông sản cũng dễ dàng hơn và bà con không bị ép giá khi bán nông sản. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ vận động dân làng đóng góp để thay thế phần mặt cầu gỗ bằng một loại vật liệu khác bền và an toàn hơn, giúp mọi người thêm yên tâm mỗi khi đi qua cầu”.

Phương Vi

Có thể bạn quan tâm

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

Bàn giao 2 công trình giếng khoan và tặng quà cho người nghèo tại huyện Phú Thiện, Chư Sê

(GLO)- Ngày 11-4, Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) cùng Nhóm Thiện nguyện tỉnh An Giang phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Phú Thiện, Chư Sê tổ chức khánh thành công trình giếng khoan cho các trường học và tặng quà cho người nghèo, học sinh khó khăn trên địa bàn.
Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

Pleiku lan tỏa phong trào hiến máu tình nguyện

(GLO)- Hưởng ứng phong trào hiến máu tình nguyện (HMTN) với thông điệp "Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại", nhiều người dân ở TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đã tích cực tham gia HMTN. Việc làm của họ đã góp phần đáp ứng nhu cầu máu cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

“Thân cò” nuôi chồng bị mù và 3 con nhỏ

(GLO)- Nhà nghèo, nuôi 3 con nhỏ, lại thêm người chồng đột nhiên bị mù cả 2 mắt nên gánh nặng cơm áo hàng ngày càng đè lên đôi vai gầy của chị Rơ Châm Thủy (SN 1984, trú tại làng Kênh, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai).
Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

Vợ chồng nghèo nuôi 2 con bại não

(GLO)- Không có đất sản xuất và công việc ổn định, vợ chồng chị Nguyễn Thị Hồng Thủy (SN 1987, thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) hàng ngày phải bươn chải để kiếm sống và chăm sóc 2 người con trai mắc bệnh bại não.
Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

Bà Phạm Thị Hồng rộng lòng cưu mang những trẻ em bất hạnh

(GLO)- Xót thương những mảnh đời bất hạnh, suốt 40 năm qua, bà Phạm Thị Hồng (tổ 7, phường Ia Kring, TP. Pleiku) đã nhận nuôi hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, trẻ chậm phát triển trí tuệ. Được nuôi dạy chu đáo tại nhà số 57 Trần Nhật Duật, các cháu đều trìu mến gọi bà Hồng là mẹ nuôi.
Chị Nguyễn Thị Tâm (bìa trái) cẩn thận đóng hũ từng suất ăn sáng trước khi phát cho bệnh nhân. Ảnh: Vũ Chi

“Bữa sáng yêu thương” ở Trung tâm Y tế huyện Ia Pa

(GLO)- 7 năm gắn bó với công tác thiện nguyện, điều dưỡng Nguyễn Thị Tâm (Phòng Điều dưỡng-Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã nấu hàng ngàn suất ăn sáng cho bệnh nhân nghèo với mong muốn tiếp thêm động lực để người bệnh vượt qua khó khăn, yên tâm điều trị bệnh.