Cấp tỉnh và cấp xã được bố trí 291.044 biên chế cán bộ, công chức sau sáp nhập

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ trưởng Nội vụ cho biết, dự kiến sau sáp nhập, cấp tỉnh và cấp xã được bố trí 291.044 biên chế cán bộ, công chức, trong đó cấp tỉnh là 91.784 và cấp xã là 199.260.

Số liệu trên được Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đưa ra tại phiên họp của Chính phủ về việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, sáng 9/5.

botri-viec-lam.jpg
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà.

Về dự kiến biên chế cán bộ, công chức giảm (không tính biên chế viên chức), Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, với cấp tỉnh, số lượng biên chế được cấp có thấm quyền giao năm 2022 là 110.233 biên chế cán bộ, công chức.

Số lượng biên chế cấp tỉnh sau thời điểm sắp xếp và chính quyền địa phương cấp tỉnh đi vào hoạt động ổn định, dự kiến bố trí khoảng 91.784 biên chế cán bộ, công chức, theo đó dự kiến giảm khoảng 18.449 biên chế (do cơ cấu lại theo vị trí việc làm).

Với cấp xã (hình thành sau khi kết thúc hoạt động cấp huyện và chuyển biên chế cấp huyện về cấp xã (cũ) để sắp xếp theo đơn vị hành chính cấp xã mới), số lượng biên chế cấp huyện, cấp xã được cấp có thẩm quyền giao năm 2022 là 310.046 biên chế cán bộ, công chức (trong đó, cấp huyện 97.440 biên chế và cấp xã 212.606 biên chế)

"Số lượng biên chế cấp xã sau thời điểm sắp xếp và khi chính quyền địa phương cấp xã đi vào hoạt động ổn định, dự kiến bố trí 199.260 biên chế cán bộ, công chức, theo đó dự kiến giảm khoảng 110.786 (do cơ cấu lại theo vị trí việc làm, nghỉ hưu, nghỉ thôi việc theo chính sách)", Bộ trưởng thông tin.

Bên cạnh đó, kết thúc hoạt động của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã trong cả nước là 120.500 người.

Hoàn tất thẩm định hồ sơ đề án của 63 tỉnh, thành phố

Bộ trưởng Nội vụ cho biết, trong thời gian qua, các tỉnh, thành phố đã thực hiện các quy trình, thủ tục xây dựng hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để trình Chính phủ (qua Bộ Nội vụ) trước ngày 1/5.

Bộ Nội vụ đã tập trung huy động tổng lực, nước rút tổ chức thẩm định hồ sơ đề án 63 tỉnh, thành phố; đồng thời xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và 34 bộ hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của các cặp tỉnh mới thuộc 63 tỉnh, thành phố.

"Đến ngày 8/5, đã hoàn thành toàn bộ hồ sơ, đề án để tham mưu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính của 63 tỉnh, thành phố (thuộc 34 tỉnh mới) và hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội xem xét, quyết định và hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội xem xét, quyết định", bà Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ.

Qua thẩm định và tổng hợp của Bộ Nội vụ cho thấy, tất cả các địa phương đã tập trung đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành việc lấy ý kiến Nhân dân với tỷ lệ đồng thuận đạt cao, trung bình đạt gần 96%.

Về kết quả thông qua HĐND các cấp, tất cả HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong cả nước đã ban hành Nghị quyết thông qua các đề án với tỷ lệ đồng thuận đa số đạt 100%.

Dự kiến còn 3.321 đơn vị hành chính cấp xã

Về số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm và hình thành mới sau sắp xếp, bà Phạm Thị Thanh Trà cho hay, theo tổng hợp từ hồ sơ đề án của các địa phương, dự kiến sau sắp xếp, cả nước giảm 6.714 đơn vị.

"Giảm 66,91%, bảo đảm tỷ lệ giảm theo quy định của Trung ương là từ 60-70%, từ 10.035 đơn vị hành chính cấp xã xuống còn 3.321 đơn vị hành chính cấp xã", Bộ trưởng nói.

Trong đó, TP Hà Nội là địa phương có tỷ lệ giảm lớn nhất (76,05%) và TP Cần Thơ là địa phương có tỷ lệ giảm thấp nhất (giảm 60%).

5 địa phương có số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm nhiều là: Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, Quảng Bình, Hải Phòng.

5 địa phương có số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm ít là: Cần Thơ, Sóc Trăng, Đắk Nông, Bến Tre, Kon Tum.

Cũng theo Bộ trưởng Nội vụ, số lượng đơn vị hành chính cấp xã không thực hiện sắp xếp (giữ nguyên) là 128 của 36 tỉnh, thành phố, trong đó có 28 đơn vị có vị trí biệt lập thuộc 15 tỉnh, thành phố.

Nhìn chung, số lượng đơn vị hành chính cấp xã giảm bình quân cả nước là 66,91% là phù hợp với chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương và điều kiện thực tiễn của các địa phương, cơ bản đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quyền cấp xã gần dân, sát dân để phục vụ người dân tốt hơn.

Theo Anh Văn (VTC News)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức tại Luật Cán bộ công chức hiện hành gồm: Ngạch công chức và bổ nhiệm vào ngạch công chức; chuyển ngạch công chức; nâng ngạch công chức; tổ chức thi nâng ngạch công chức; các nội dung liên quan đến ngạch công chức.