Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi: Nhịp cầu miền Trung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi có điểm đầu tuyến tại thôn Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) và điểm cuối là nút giao thông đường vành đai quy hoạch TP Quảng Ngãi thuộc xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi.

Cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi dự kiến thông tuyến toàn bộ trong năm 2018.
Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dự kiến thông tuyến toàn bộ trong năm 2018.

Cao tốc chính thức khởi công vào tháng 5-2013 và đã hoàn thành 65 km đầu tiên từ Nút giao Tam Kỳ đến Túy Loan vào ngày 2-8. Đoạn còn lại dự kiến hoàn thành năm 2018. Tổng chi phí xây dựng là gần 28.000 tỷ đồng.  Khi hoàn thành, đường cao tốc sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Đà Nẵng đến các tỉnh vùng duyên hải Nam Trung Bộ, cũng như giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 1A hiện tại.

Nói như Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thì cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là công trình điển hình, làm mẫu cho toàn bộ tuyến cao tốc Bắc - Nam sẽ được triển khai trong thời gian tới. Chính vì vậy mà trong suốt thời gian triển khai Phó Thủ tướng đề nghị  chủ đầu tư, nhà thầu thi công phải đặc biệt lưu ý đến chất lượng công trình, không gây ảnh hưởng đến đời sống người dân. Bởi ngoài giá trị là một công trình giao thông, cao tốc còn mang kỳ vọng về việc phát triển KT- XH toàn khu vực.

Anh Nguyễn Mai Tài (tài xế xe khách Ba Nga) cho biết : “Cánh tài xế chúng tôi trông đợi từng ngày cao tốc thông toàn tuyến. Mặc dù chỉ mới cho phép lưu thông 65 km đầu tiên từ Túy Loan - Tam Kỳ nhưng chúng ta đã thấy rõ ràng sự tiện ích của nó. Như mùa lũ vừa qua quốc lộ 1A ngập nặng nhưng cánh tài xế chúng tôi vẫn kịp thời di chuyển, đón trả khách. Lâu nay các tỉnh miền Trung thường bị thiệt hại, đình trệ kinh tế về mùa mưa bão nhưng từ nay có cao tốc rồi chuyện này sẽ không còn”.

Là địa phương có chiều dài cao tốc cắt qua nhiều nhất, Quảng Nam đang tận dụng mọi cơ hội có được từ cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để phát triển đầu tư. Việc thuận lợi trong giao thương, rút ngắn khoảng cách di chuyển là điểm thu hút đầu tư lớn nhất mà Quảng Nam có được. Nhất là khi năm 2017 cảng Chu Lai thuộc khu phức hợp Chu Lai - Trường Hải đã nâng cấp để trở thành Trung tâm logistics của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.  Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu cho biết vừa qua, Ban quản lý dự án 5 và đơn vị tư vấn đã báo cáo UBND tỉnh về phương án đầu tư xây dựng cầu vượt đường bộ, đường sắt trên tuyến đường vào KCN Chu Lai Trường Hải. UBND tỉnh cũng đã trình bày các phương án thiết kế cầu vượt lên Bộ Giao thông Vận tải. Theo đó cầu vượt này sẽ là một điểm nối giữa cao tốc, tuyến quốc lộ 1A vào khu công nghiệp.

Ông Đinh Văn Thu cho biết cao tốc Đà Nẵng Quảng Ngãi có ý nghĩa đặc biệt trong việc phát triển KT-XH của địa phương. “Lâu nay tuyến Quốc lộ 1A đoạn qua Quảng Nam chịu áp lực nặng nề về lượng xe cộ, nhiều vụ tai nạn giao thông đã xảy ra. Việc cao tốc đưa vào vận hành giúp giảm tải phần lớn lưu lượng phương tiện tại đây. Ngoài ra đây còn là bước ngoặt lớn giúp Quảng Nam tạo ấn tượng trong mắt nhà đầu tư. Năm 2017 là năm thành công khi Quảng Nam trở thành vùng đất màu mỡ, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với việc cảng Chu Lai mở rộng, các khu nghỉ dưỡng đang được xây dựng ở vùng đông, nam Quảng Nam cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi sẽ là chiếc cầu nối chiến  lược trong hành trình  vươn lên thành con sếu đầu đàn đầu tư của toàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên”, ông Thu khẳng định.

Có thể thấy rằng việc xây dựng cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là một dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển kinh tế xã hội của toàn khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Với những gì đã đạt được và kế hoạch thông xe toàn tuyến cao tốc trong năm 2018 chúng ta có quyền tin tưởng vào tương lai đầy hứa hẹn của dải đất một nắng hai sương này!

Đồng Dao/CAND

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.