Cao quý hành động hiến mô, tạng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Câu chuyện rất cảm động về bé Hải An đọng lại trong chúng ta nhiều điều đáng suy nghĩ. Nhiều người lo cho cái chết của mình bằng đám tang rình rang và lăng mộ xa hoa trị giá hàng tỷ đồng, nhưng họ chẳng để lại gì có ý nghĩa thiết thực với cộng đồng.

Nhiều bạn học cùng lớp tới tiễn biệt Hải An
Nhiều bạn học cùng lớp tới tiễn biệt Hải An



Trong những ngày qua, rất nhiều người xúc động với câu chuyện về bé gái Nguyễn Hải An (7 tuổi, ở Hà Nội). Biết mình bị bệnh ung thư không qua khỏi, bé đã có nguyện vọng hiến tặng nội tạng cho những bạn nhỏ khác đang bị bệnh chờ ghép tạng. Vì chỉ những người từ 18 tuổi trở lên mới có thể hiến tạng, nên bé Hải An đã hiến giác mạc sau khi qua đời. Đám tang của bé Hải An có rất đông người đến viếng. Câu chuyện về bé Hải An vắn số nhưng vẫn làm được việc có ích cho đời đã trở thành một trong những điểm sáng có tác động tích cực đến nhận thức, tình cảm của nhiều người.

Tại TPHCM, số người đăng ký hiến xác tại Đại học Y Dược tăng nhanh hàng năm, đến nay đã có hàng chục ngàn đơn tình nguyện. Các bệnh viện Chợ Rẫy, Phạm Ngọc Thạch cũng đã nhận hiến mô, tạng từ nhiều năm qua. Tuy số người đăng ký tự nguyện hiến mô, tạng hay bộ phận cơ thể và gia đình chủ động hiến tặng mô, tạng khi người thân của họ qua đời nhiều hơn trước, nhưng vẫn không đủ so với nhu cầu. Nhiều người nói, chết là hết, nhưng thực ra, nếu ai đó chết đi mà để lại được mô, tạng ghép cho người khác, thì họ không những sống trong lòng những người được cứu giúp, mà còn sống trong cộng đồng xã hội bằng sự lan tỏa một nghĩa cử cao đẹp.

Câu chuyện rất cảm động về bé Hải An đọng lại trong chúng ta nhiều điều đáng suy nghĩ. Nhiều người lo cho cái chết của mình bằng đám tang rình rang và lăng mộ xa hoa trị giá hàng tỷ đồng, nhưng họ chẳng để lại gì có ý nghĩa thiết thực với cộng đồng. Nhiều người chen lấn trong các lễ hội, dâng cúng nhiều lễ vật, rải tiền lẻ, đốt vàng mã để cầu lợi, nhưng không hiểu rằng việc tích đức thực sự chính là biết sống vì mọi người và cứu giúp được người khác, ngay cả khi mình đã chết.

Trịnh Minh Giang (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

Chư Păh nỗ lực ngăn chặn tình trạng tảo hôn

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 2-Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.