Cần mạnh tay với ô nhiễm tiếng ồn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thực trạng ô nhiễm tiếng ồn ở các đô thị nước ta đang ở mức báo động.

Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (QCVN 26:2010/BTNMT), giới hạn tiếng ồn tối đa cho phép được quy định cụ thể tại các khu vực khác nhau. Ví dụ, tại khu vực bệnh viện, giới hạn tiếng ồn vào ban ngày là 55 dBA, ban đêm là 45 dBA. Đối với khu vực dân cư, giới hạn này lần lượt là 70 dBA và 55 dBA.

Tuy nhiên, quy chuẩn trên được ban hành từ năm 2010 nên nhiều nội dung đã lạc hậu, chưa theo kịp sự phát triển của đô thị và những biến đổi trong đời sống xã hội. Chẳng hạn, quy chuẩn chưa bao quát hết các nguồn gây ồn phổ biến hiện nay như hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, karaoke di động, quảng cáo bằng loa phóng thanh, công trình xây dựng, hoạt động sửa chữa nhà cửa, tiếng còi xe trên đường phố...

Hơn nữa, việc đo đạc, đánh giá tiếng ồn cũng gặp nhiều khó khăn do thiếu trang thiết bị và nhân lực được đào tạo bài bản về đo đạc, đánh giá tiếng ồn. Quy trình xử lý vi phạm còn phức tạp, kéo dài, đòi hỏi nhiều thủ tục hành chính, khiến lực lượng chức năng gặp khó trong việc xử lý triệt để trường hợp vi phạm. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, xử lý vi phạm chủ yếu mang tính hình thức, chưa thường xuyên, liên tục. Nhiều trường hợp vi phạm bị bỏ qua hoặc xử lý chưa nghiêm, khiến người dân bức xúc. Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do lực lượng chức năng còn thiếu nguồn lực, phương tiện, mặt khác là bởi ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận người dân còn kém. Nhiều người chưa nhận thức được tác hại của tiếng ồn, coi việc gây ồn là chuyện bình thường.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ở đô thị, cần có giải pháp đồng bộ, quyết liệt trên nhiều phương diện. Trước hết, cần hoàn thiện khung pháp lý, cụ thể là cập nhật, bổ sung những quy định trong QCVN 26:2010/BTNMT cho phù hợp với thực tiễn, bao quát đầy đủ các nguồn gây ồn mới phát sinh. Đồng thời, quy định rõ ràng hơn về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiểm soát tiếng ồn. Đơn giản hóa quy trình xử lý vi phạm, tăng cường hiệu quả xử lý; trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện hiện đại và đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho cán bộ thực thi công vụ.

Đặc biệt, cần tăng mức phạt đối với hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn lên mức đủ sức răn đe, có thể áp dụng hình thức phạt tiền theo cấp số nhân với số lần vi phạm. Song song đó, nâng cao ý thức cộng đồng cũng là một biện pháp quan trọng. Theo đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếng ồn trên các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Khuyến khích người dân tham gia giám sát, phát hiện và báo cáo các trường hợp vi phạm tiếng ồn, xây dựng văn hóa cộng đồng "sống xanh - sống sạch - sống êm".

Việc kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là trách nhiệm của người dân. Mỗi người dân cần nâng cao ý thức, tự giác chấp hành các quy định về tiếng ồn, ứng xử văn minh, có trách nhiệm với cộng đồng, qua đó góp phần xây dựng môi trường sống yên bình, văn minh, hiện đại.

Theo TRƯƠNG VĂN TUẤN, Trưởng Văn phòng Luật sư Trạng Sài Gòn (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.