Cận cảnh "tòa nhà thế kỷ" tại ĐH Kinh tế Quốc dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sau hơn một thập kỷ chờ đợi, giảng đường A2, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) với kiến trúc Pháp hiện đại, đã được đưa vào sử dụng trong sự háo hức, mong chờ của thầy và trò.
 

 

Được khởi công từ cuối năm 2003 với diện tích sàn 96.000 m2, đến nay, “tòa nhà thế kỷ” - tên gọi giảng đường A2 của các sinh viên NEU - cơ bản hoàn thiện và được đưa vào sử dụng trong năm học mới 2017-2018.
 

 

Tòa nhà 10 tầng có 147 phòng chức năng bao gồm phòng học, phòng bảo vệ luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, phòng học nhóm… cùng 6 thang máy.
 

 

"Đưa vào sử dụng giảng đường A2, trường sẽ không phải đi thuê phòng học bên ngoài, giải quyết 100% phòng học cho sinh viên", đại diện nhà trường thông tin.
 

 

Theo người này, Pháp là một trong những nước đào tạo đại học tốt trên thế giới, nhà trường cũng định hướng giáo dục theo phương Tây nên quyết định xây dựng giảng đường theo lối kiến trúc Pháp hiện đại, do chính kiến trúc sư đến từ nước này thiết kế, tạo cho sinh viên môi trường mới mẻ, độc đáo để học tập.
 

 

Cuối năm 2013, giảng đường cơ bản được hoàn thiện phần thô. Đến năm 2014, công trình tiếp tục được hoàn thiện các bộ phận bên trong.
 

 

Tòa nhà được bao phủ màu trắng và đỏ giúp tỏa sáng ở mọi góc độ mà vẫn có những điểm nhấn thú vị.
 

 

Phòng hội thảo được bày trí đẹp mắt ngay tầng một.
 

 

Các phòng học đều có máy tính cho giáo viên, máy chiếu, âm thanh, điều hòa. Hệ thống đèn Led hiện đại chạy dọc sảnh hành lang. Đơn vị quản lý tòa nhà chuyên nghiệp. Những bộ phận này sẽ được lắp đặt trong thời gian tới.
 

 

Các Neu-er sẽ được sử dụng Wi-Fi miễn phí phủ kín trong và ngoài tòa nhà. Hệ thống kích sóng điện thoại di động, hệ thống camera giám sát từng phòng học cũng được trang bị.
 

 

Không gian hoành tráng với hệ thống “giếng trời” khổng lồ góp phần tạo nên sự thoáng đãng, khoáng đạt cho toàn bộ cấu trúc. Dự kiến “giếng trời” sẽ được tận dụng làm bằng pin năng lượng mặt trời.
 

 

Không gian ấn tượng khi nhìn từ tầng 10.
 

 

Tòa nhà có khu vệ sinh dành riêng cho người khuyết tật.
 

 

Hệ thống điện hiện đại được lắp đặt ngoài trời. Các cựu sinh viên của trường đã đóng góp nguồn kinh phí gần 40 tỷ cho trang thiết bị và cảnh quan trong và ngoài tòa nhà.
 

 

Thùy Linh và các bạn cùng lớp hào hứng khi được học trong giảng đường mới. “Em cảm thấy rất may mắn khi năm thứ tư vẫn có cơ hội được học trong môi trường hiện đại và phong cách như thế này. Hy vọng với một không gian mới, chúng em sẽ được tiếp thêm tinh thần học tập cho năm cuối”, nữ sinh nói.
 

 

Dự kiến, vào tháng 11 tới, ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội) sẽ chính thức khai trương toàn bộ công trình Nhà trung tâm đào tạo, Thư viện điện tử, khối nhà hành chính hiện đại nhất Việt Nam.

Quỳnh Trang/zing

Có thể bạn quan tâm

Bùng binh ngã ba Diệp Kính trước đây là vị trí đặt cột mốc Pleiku 0 km. Ảnh: H.N

Dấu ấn đô thị Pleiku nhìn từ cột mốc số 0

(GLO)- Nhiều người cho rằng khi nhà thơ Vũ Hữu Định viết về phố núi “đi dăm phút đã về chốn cũ” là ông lấy cột mốc Pleiku 0 km (cột mốc số 0) làm điểm khởi đầu. Vậy cột mốc này nằm ở vị trí nào, vì sao đến nay không còn xuất hiện trên bản đồ dù nó vẫn “sống” trong ký ức nhiều người?

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Quảng Ninh sẽ có thành phố thứ 6

Theo quy hoạch, Quảng Yên sẽ trở thành thành phố thứ 6 của Quảng Ninh vào năm 2025. Hiện Quảng Ninh có 5 thành phố gồm: Hạ Long, Uông Bí, Đông Triều, Cẩm Phả, Móng Cái, trong đó TP Đông Triều được thành lập vào cuối năm 2024.

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19: Nhiều bất cập cần xử lý trước khi bàn giao đưa vào sử dụng

(GLO)- Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (cải tạo, nâng cấp quốc lộ 19 đoạn qua địa bàn tỉnh Gia Lai) về cơ bản đã hoàn thành và chuẩn bị bàn giao đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, đoạn tuyến qua địa bàn huyện Đak Đoa vẫn còn nhiều điểm bất cập chưa được xử lý triệt để.