Cần cân bằng cảm xúc khi làm việc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bạn tôi rời bỏ công việc từng gắn bó 10 năm, mọi người hỏi lý do, bạn trả lời rất nhẹ: “Vì mình không thích nữa”. Mọi người đều bất ngờ. Một người yêu việc, đắm đuối với nghề, tâm huyết, lại bỗng dưng nghỉ. Trong khi hiện nay, kiếm được một việc đã khó, huống hồ một vị trí có thu nhập ổn định, có chức vụ, một nghề nghiệp được xã hội coi trọng.

Tôi không bất ngờ vì quyết định đó, khi được bạn thường xuyên tâm sự những chuyện làm hụt đi cảm xúc trong quá trình làm việc. Đó là sự không công bằng, đồng nghiệp không tôn trọng lẫn nhau, quy chế không rõ ràng… Tôi thấy tiếc vì bạn tôi là một người luôn làm việc vì đam mê, dồn hết cả tâm sức vào công việc.

“Tìm được việc làm để hưởng lương ổn định đã khó, vậy tại sao còn đòi hỏi công việc giàu cảm xúc mới làm, liệu có thái quá không?”. Nhiều khi, tôi cũng tự đặt câu hỏi cho bản thân mình như thế. Và rồi, mới đây, tôi đọc được trên trang cá nhân của nhà văn Trang Hạ. Chị viết: “Cuộc đời bạn sẽ thay đổi nếu bạn làm việc với cảm xúc chứ không phải làm việc chỉ vì đang được trả lương”. Cá nhân tôi thấy đúng. Bởi lẽ, ngoài làm việc vì được trả lương ra, tôi còn làm vì đam mê, sở thích, khi đạt được nấc thăng tiến mới trong công việc, tôi vui vẻ, hào hứng. Đưa cho trò nghèo bộ quần áo mới, dạy một tiết học đầy cảm xúc khiến tôi cũng hạnh phúc hơn. Thậm chí, trong bữa ăn, tôi hỏi các con có ngon không, các con tôi đồng thanh đáp: “Ngon lắm mẹ, nó ngon vì mẹ đã nêm thật nhiều gia vị yêu thương vào”. Hoặc chồng tôi, một người đàn ông hay giúp vợ rửa bát với lý do: “Anh thích đống bát đĩa được rửa sáng bóng và được úp gọn gàng”. Hóa ra, từ việc lớn đến nhỏ, chúng ta đều đang làm với nhiều cung bậc cảm xúc mà mình chưa kịp nhận ra.

Vậy, một môi trường làm việc áp lực, cạnh tranh làm sao có thể để cảm xúc pha trộn chen lẫn? Khoa học chứng minh rằng, trong nhiều lĩnh vực, robot đang dần thay thế con người, nhưng để có thể kết nối về mặt xúc cảm thì chỉ duy nhất con người mới có. Một chiếc máy dù được viết ra bởi những phép toán siêu hình, những bộ óc siêu việt thì nó cũng chỉ làm ra những sản phẩm na ná nhau. Nhưng con người không thể làm ra những tác phẩm giống hệt. Bởi lẽ, thời khắc này, họ làm với cảm xúc không lặp lại lúc trước, một khoảnh khắc rời đi không lặp lại bao giờ. Vậy làm như thế nào để có thể giúp môi trường làm việc của mình có xúc cảm? Theo tôi, đó là sự đoàn kết, tôn trọng yêu thương giữa đồng nghiệp, xây dựng mối quan hệ bình đẳng, văn hóa tại nơi làm việc, mang bản sắc đặc trưng của cơ quan, công ty, chế độ lương thưởng, kỷ luật phải rõ ràng. Tôn trọng sự khác biệt của từng cá nhân, tạo điều kiện để mỗi cá nhân phát huy được năng lực, sở thích.

Khi chúng ta làm việc không chỉ để nhận lương mà bằng đam mê, nhiệt huyết, cảm xúc, thứ ta nhận lại còn quý giá hơn nhiều.

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

Gia Lai tổ chức Hội chợ việc làm cho lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng về nước vào ngày 6-5

(GLO)- Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Gia Lai (Sở Nội vụ) thông tin, ngày 6-5 tại Sàn giao dịch việc làm (20 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) sẽ tổ chức Hội chợ việc làm hỗ trợ cho lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình EPS và thực tập sinh tại Nhật Bản theo chương tình IM Japan về nước .

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Nghề giặt ủi thời hiện đại

Nghề giặt ủi thời hiện đại

(GLO)- Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, hiện nay, nghề giặt ủi truyền thống không chỉ gói gọn trong việc giặt hấp đồ dùng, quần áo mà còn mở rộng dịch vụ làm sạch vật dụng, phụ kiện theo nhu cầu của khách hàng.

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

Dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế, chuyển 100% biên chế cấp huyện về xã

(GLO)- Định hướng một số nhiệm vụ về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức khi thực hiện sắp xếp, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp dự kiến bình quân mỗi cấp xã có khoảng 32 biên chế.

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Bộ Nội vụ đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức tại Luật Cán bộ công chức hiện hành gồm: Ngạch công chức và bổ nhiệm vào ngạch công chức; chuyển ngạch công chức; nâng ngạch công chức; tổ chức thi nâng ngạch công chức; các nội dung liên quan đến ngạch công chức.