Cách nào để bịt 'lỗ hổng' thất thoát, gian lận thu phí BOT?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Lý do gì khiến việc ứng dụng hệ thống giao thông thông minh hiện nay vẫn dậm chân tại chỗ dù Bộ Giao thông Vận tải nhiều lần đưa ra “tối hậu thư” thậm chí là “dọa” dừng thu phí?.
Để tránh thất thoát, trốn thuế BOT giao thông, theo các chuyên gia, trước mắt, cần thanh tra, kiểm tra toàn bộ các trạm BOT, góp phần làm minh bạch hoạt động đầu tư BOT, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người dân.
Đặc biệt, Nhà nước khẩn trương triển khai đồng bộ thu phí tự động không dừng đối với tất cả tuyến quốc lộ được đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT trên cả nước. Hình thức thu phí này được cơ quan quản lý đánh giá giải quyết được nhiều vấn đề từ chống thất thu, minh bạch hóa việc thu phí, giúp xe lưu thông thông suốt (không phải dừng lại)... bởi dữ liệu từ việc thu phí tự động sẽ được chuyển trực tiếp đến các cơ quan có chức năng giám sát, giảm thiểu tình trạng gian lận.
Một loạt câu hỏi cũng đặt ra khi nhà đầu tư đưa ra mức phí trích lại cho đơn vị dịch vụ thu phí tự động quá cao. (Ảnh: TTXVN)
Một loạt câu hỏi cũng đặt ra khi nhà đầu tư đưa ra mức phí trích lại cho đơn vị dịch vụ thu phí tự động quá cao. (Ảnh: TTXVN)
Nhiều “tối hậu thư” nhưng vẫn… “chây ì”
Theo tìm hiểu của phóng viên VietnamPlus, lộ trình áp dụng thu phí tự động không dừng vẫn chưa đáp ứng được tiến độ đề ra. Dù được triển khai từ năm 2015 nhưng tới nay trên cả nước mới hoàn thành 26 trạm BOT với 91 làn thu phí không dừng dù Chính phủ liên tục gia hạn. Cụ thể, đến hết năm 2018 thực hiện ở tất cả trạm thu phí sử dụng đường bộ trên Quốc lộ 1 và đường Hồ Chí Minh qua Tây Nguyên; đến hết năm 2019 áp dụng thu phí không dừng cho tất cả các trạm thu phí còn lại (giai đoạn 1 có tổng cộng 44 trạm với trên 600 làn thu phải thực hiện thu phí không dừng).
Theo đánh giá của các đơn vị chức năng, hệ thống thu phí không dừng khi được làm trên các tuyến đường sẽ cung cấp dịch vụ thu phí hiện đại, minh bạch, tránh tiêu cực, thất thoát và hướng tới sự hài lòng cao nhất cho người tham gia giao thông.
Người hưởng lợi trực tiếp từ dịch vụ này chính là lái xe vì mức phí không tăng lại tiết kiệm được thời gian. Nhà đầu tư cho dự án BOT cũng yên tâm hơn khi lượng thu phí đi qua trạm bao nhiêu thì sẽ được truyền về ngân hàng và dễ dàng kiểm soát. Các cơ quan quản lý Nhà nước cũng chống được thất thoát, tiêu cực. Vậy, lý do gì khiến việc ứng dụng hệ thống giao thông thông minh này hiện nay vẫn dậm chân tại chỗ dù Bộ Giao thông Vận tải nhiều lần đưa ra “tối hậu thư” thậm chí là “dọa” dừng thu phí?
Một loạt câu hỏi cũng đặt ra khi nhà đầu tư đưa ra mức phí trích lại cho đơn vị dịch vụ thu phí tự động quá cao (gần 5% trên tổng số thu tại mỗi trạm thu phí). Tại sao Nhà nước không làm mô hình khung mẫu thu phí tự động không dừng để nhà đầu tư lắp đặt theo và chịu sự quản lý, giám sát của cơ quan quản lý? Tài khoản tiền của chủ xe ai sẽ là người bảo quản? Hàng triệu khách hàng nộp tiền vào nhỡ tài khoản không may bị hack, công ty thu phí tự động không dừng (VETC) lúc đó có đền được không, hay thậm chí có thể dẫn đến phá sản?...
Theo lãnh đạo Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (VIDIFI), hiện các dự án BOT giao thông đều do các ngân hàng khác nhau cung cấp vốn. Tuy nhiên, khi triển khai thu phí tự động, cơ quan quản lý lại tạo cơ chế hướng đến việc để dòng tiền thu phí tự động không dừng chỉ chảy vào một ngân hàng như thế là tạo độc quyền.
“Việc thu phí thủ công đơn vị thu phí được trích lại 6% doanh thu qua trạm để hoạt động. Song nếu đưa ra đấu thầu cạnh tranh, phí phải trả cho đơn vị dịch vụ thu phí tự động có thể thấp hơn mức đang áp dụng và giảm dần, không chỉ 1 mức phí áp dụng mãi mãi như VETC đang được trích (5%),” lãnh đạo VIDIFI thắc mắc.
Theo một số nhà đầu tư BOT, vì lý do công nghệ, nhà đầu tư BOT không thể lắp thêm hệ thống giám sát số lượng xe qua lại trạm thu phí và giám sát đơn vị thu phí tự động. Điều này khiến một số nhà đầu tư BOT cảm thấy chưa đủ sự tin tưởng đơn vị cung cấp dịch vụ thu phí để triển khai thu phí tự động. Nhà đầu tư BOT này nhìn nhà đầu tư khác để làm, khiến triển khai thu phí tự động gặp khó khăn.
Phó giáo sư, tiến sỹ Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, khoa Tài chính Quốc tế, Học viện Tài chính cho biết, thu phí không dừng giai đoạn 1 hiện mới có một đơn vị VETC triển khai, lắp đặt thì mang tính độc quyền.
“Nhà nước phải mở rộng doanh nghiệp được quyền tham gia đấu thầu, không chỉ một vài doanh nghiệp đươc Bộ Giao thông Vận tải đồng ý. Cứ ai có hệ thống thực hiện đo đếm đúng yêu cầu, đảm bảo kết nối thông suốt với cơ quan quản lý Nhà nước thì đồng ý cho lắp,” ông Thịnh khuyến nghị.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Phải thu phí tự động vào cuối năm 2019
Trả lời về vấn đề này, ông Tô Nam Toàn, Vụ trưởng Khoa học Công nghệ Môi trường và Hợp tác Quốc tế (Tổng cục Đường bộ Việt Nam) cho rằng, có một số nhà đầu tư BOT ngại sự minh bạch, vì đơn vị thu phí tự động chỉ thu hộ nhà đầu tư BOT, thêm đơn vị tham gia sẽ phải lộ thông tin thu phí. Một số nhà đầu tư BOT lại lo không kiểm soát được số thu phí của nhà cung cấp dịch vụ thu phí khi thu hộ cho họ. Có nhà đầu tư BOT yêu cầu phải để 1 hệ thống khác song song với hệ thống thu phí tự động để giám sát.
“Tuy nhiên, việc đặt thêm hệ thống khác sẽ tác động dòng điện từ lên hệ thống thu phí không dừng, làm ảnh hưởng tới chất lượng thu phí. Có thể nhà đầu tư BOT chưa hiểu sâu sắc về thu phí tự động không dừng nên e ngại,” ông Toàn lý giải.
Tại nhiều cuộc họp của Bộ Giao thông Vận tải, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đánh giá sự phối hợp của nhà đầu tư BOT đường bộ trong triển khai thu phí không dừng chưa tốt. Có nhiều nhà đầu tư BOT bằng nhiều cách gián tiếp cản trở triển khai thu phí không dừng. Điều này do một số nhà đầu tư BOT ngại minh bạch, một số lại lo không kiểm soát được nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động, giấu doanh thu.
Bộ trưởng yêu cầu đến hết năm 2019 phải chấm dứt thu phí thủ công, tất cả trạm BOT trên cả nước phải thu phí tự động không dừng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
“Thu phí tự động không dừng sẽ giúp giám sát việc thu phí, doanh thu thu phí dễ hơn thu phí thủ công rất nhiều. Cùng đó, lợi ích xã hội vô cùng to lớn, như giảm thời gian dừng xe trả phí, tâm lý của lái xe và người dân tốt hơn, yên tâm và tin tưởng hơn vào hoạt động thu phí,” người đứng đầu ngành giao thông quả quyết.
Bộ Giao thông Vận tải lưu ý công nghệ thu phí không dừng phải thống nhất trên toàn quốc, làm sao mỗi xe chỉ cần dán một thẻ Etag là có thể yên tâm chạy trên mọi tuyến đường của đất nước mà không cần quan tâm trạm này là của đơn vị nào thu phí.
Nhằm minh bạch thêm thu phí tự động không dừng, Tổng cục Đường bộ đang thực hiện dự án xây dựng quản lý giám sát, khai thác dữ liệu thu phí đường bộ, giám sát cả thu phí một dừng và thu phí không dừng.
Còn nữa
Việt Hùng-Xuân Dũng (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.